Vai trò các hội, đoàn thể trong công tác giảm nghèo
Cái khó thường gặp ở các hộ nghèo là thiếu vốn sản xuất. Vì vậy, hàng năm các đoàn thể cũng đã phối hợp với NHCSXH giải ngân nguồn vốn để các hộ khó khăn có cơ sở phát triển kinh tế gia đình. Ngoài ra, từng hội, đoàn thể thành lập các tổ, nhóm tiết kiệm, góp vốn xoay vòng, nhờ vậy đã giải quyết một phần sự thiếu hụt về vốn. Đồng chí Phạm Ngọc Giang - Phó Chủ tịch Hội CCB huyện Mỹ Tú cho biết: “Vốn vay từ NHCSXH cũng có giới hạn, cho nên để giải quyết nguồn vốn, hội phát động mỗi hội viên góp 100 nghìn đồng/người/năm và cho vay không tính lãi. Hiện nay số vốn huy động đã được trên 800 triệu đồng, như vậy có thể cho hội viên vay từ 3 - 5 triệu đồng/đợt”. Cũng như Hội CCB huyện, các cơ sở hội nông dân đã thành lập nhiều tổ hùn vốn, mỗi hội viên đóng góp từ 50 - 100 nghìn đồng. Nhiều năm nay, gia đình anh Nguyễn Văn Thông, ấp Mỹ Đức, xã Mỹ Hương đã thoát cảnh nghèo khó. Từ đôi bàn tay trắng mà hiện nay vợ chồng anh đã có nhà ở kiên cố, mua sắm đầy đủ các vật dụng trong gia đình. Có được như vậy, anh bộc bạch: “Vợ chồng tôi không có nghề nghiệp, cũng không có đất sản xuất nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Được Hội Nông dân xã giới thiệu vay vốn NHCSXH được 6 triệu đồng, với số tiền đó tôi đi học nghề ở TP. Hồ Chí Minh, sau đó trở về về địa phương lập nghiệp và tạo dựng cuộc sống ổn định như ngày hôm nay”.
Để giải quyết bài toán về vốn vay, Hội Phụ nữ huyện cũng đã thực hiện nhiều cách làm hay và hiệu quả. Trước đây đời sống gia đình chị Danh Thị Thu, ấp Bố Liên 3, xã Thuận Hưng rất khó khăn. Từ khi tham gia vào hội và được NHCSXH cho vay vốn để đầu tư vào mô hình chăn nuôi bò sữa mà hiện nay gia đình đã ăn nên làm ra, vươn lên khá giả. Tính bình quân khi tới đợt bò cho sữa, thu nhập 1 tháng ít nhất là 3 triệu đồng. Chị Thu chia sẻ: “Từ khi tham gia vào Hội Phụ nữ, tôi được chị em giúp đỡ rất nhiều, các chị luôn quan tâm, chia sẻ những kinh nghiệm làm ăn, tạo động lực cho tôi cố gắng vươn lên và có được như ngày hôm nay”.
Bên cạnh giúp đỡ hội viên tiếp cận vốn vay, các hội, đoàn thể luôn phối hợp với các ngành có liên quan, tạo việc làm cho lao động nông thôn cũng như duy trì và nhân rộng những mô hình làm ăn có hiệu quả đem lại thu nhập ổn định cho các hộ nghèo. Đồng chí Lê Thị Hồng Cẩm - Bí thư Huyện đoàn Mỹ Tú cho biết: Huyện đoàn cũng thường xuyên vận động đoàn viên, thanh niên vay vốn NHCSXH để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Bằng những cách làm hiệu quả, thực tế cho thấy các tổ chức hội, đoàn thể ở huyện Mỹ Tú đã góp phần đáng kể trong công tác giảm nghèo ở địa phương. Không chỉ giúp đỡ hội viên vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững mà con thắt chặt tình đoàn kết, giúp đỡ lần nhau giữa các hội viên.
Theo Cổng TTĐT tỉnh Sóc Trăng
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » CCB xã Đak Krong phát huy hiệu quả nguồn vốn ưu đãi
- » Gương CCB thoát nghèo
- » Giúp hội viên phát triển kinh tế
- » Điểm sáng Thạch Thành
- » Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn 3, xã Quỳnh Xuân với việc cho vay HSSV
- » Phụ nữ Ninh Bình với công tác uỷ thác cho vay vốn
- » Làm giàu ở vùng Đồng Tháp Mười
- » Niềm vui đổi đời
- » NHCSXH huyện Giao Thủy góp phần xây dựng Nông thôn mới
- » Vai trò của Điểm giao dịch