Tín dụng chính sách giúp người nghèo Bắc Giang phát triển sản xuất
15 năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp, NHCSXH tỉnh Bắc Giang đã tích cực triển khai, thực hiện có hiệu quả giải pháp tập trung nguồn lực tài chính, huy động vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo, đối tượng chính sách. Từ chỗ chỉ thực hiện ba chương trình tín dụng chính sách, đến nay, NHCSXH tỉnh Bắc Giang đang thực hiện 16 chương trình với tổng dư nợ gần 3,5 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 15 lần so với khi thành lập. Nguồn vốn tín dụng chính sách tăng trưởng bình quân 20,6%/năm, chất lượng ngày càng cao. Tín dụng chính sách đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 2 đến 4%/năm, bảo đảm an sinh xã hội.
Thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban đại diện HĐQT NHCSXH; thực hiện tốt 16 chương trình tín dụng chính sách, quản lý nguồn vốn ủy thác hiệu quả, nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng, phấn đấu tất cả hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu đều được vay vốn.
Các tham luận tại Hội nghị khẳng định, tín dụng chính sách không chỉ góp phần giảm nghèo mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, giúp nhiều HSSV có điều kiện học tập. Một số ý kiến đề xuất cần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân dễ dàng tiếp cận tín dụng chính sách, nâng mức vay vốn chương trình nước sạch vệ sinh môi trường, thường xuyên giám sát hoạt động tín dụng, bảo đảm sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả.
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Linh và Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Bùi Quang Vinh nhấn mạnh, tín dụng chính sách tạo nguồn lực to lớn cho người nghèo và các đối tượng chính sách vươn lên trong cuộc sống, góp phần thực hiện thành công mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Mô hình hoạt động của Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp mang tính đặc thù đã phát huy hiệu quả quản lý, sử dụng tín dụng chính sách theo hướng ngày càng nâng chất lượng, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đất nước.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Linh nêu rõ, tín dụng chính sách là công cụ thực hiện vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường đến với đối tượng dễ bị tổn thương, là đòn bẩy kích thích người nghèo, đối tượng chính sách phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, tự vươn lên khẳng định vị thế trong xã hội. Đồng chí đề nghị, NHCSXH tỉnh tiếp tục bám sát các quyết định, kế hoạch của TW, UBND tỉnh về giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đồng thời phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác trong hoạt động tín dụng chính sách để làm tốt hơn công tác cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần xây dựng tỉnh ngày càng giàu mạnh.
Nhân dịp này, 20 tập thể, cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen; 14 tập thể, cá nhân được Tổng Giám đốc NHCSXH khen thưởng.
Cao Ngọc thực hiện
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Tổng kết 15 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- » Thực hiện tốt tín dụng chính sách, bảo đảm an sinh xã hội tại Thanh Hóa
- » Tất cả vì mục tiêu giảm nghèo và an sinh xã hội
- » Tín dụng chính sách giúp người nghèo Quảng Nam thoát nghèo bền vững
- » Tín dụng chính sách ở Cao Bằng phải gắn với việc chuyển giao KHKT
- » Tín dụng chính sách tại Quảng Ngãi đã phát huy hiệu quả
- » Sát cánh cùng người nghèo ở Quảng Ngãi
- » Yên Bái có trên 307 nghìn người nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn ưu đãi
- » Hải Dương thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách
- » Hiệu quả sau 15 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội tại Hải Dương