Sát cánh cùng người nghèo ở Quảng Ngãi
Tăng quy mô và chất lượng
Nhớ lại những ngày đầu mới thành lập (cuối 2002), NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi nhận bàn giao 03 chương trình tín dụng là cho vay giải quyết việc làm, HSSV có hoàn cảnh khó khăn và hộ nghèo của các TCTD chuyển sang với dư nợ trên 148 tỷ đồng. Đến nay đang cho vay tới 16 chương trình có tổng dư nợ trên 2.823 tỷ đồng, tăng hơn 2.674 tỷ đồng, tăng gấp 19 lần so với thời điểm nhận bàn giao với 125.442 hộ đang vay.
15 năm qua, hoạt động tín dụng chính sách tại Quảng Ngãi đã khẳng định được chủ trương tách bạch tín dụng chính sách với tín dụng thương mại.
Hiện trên địa bàn tỉnh có 516.485 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn với doanh số cho vay trên 6.454 tỷ đồng; tạo việc làm trong và ngoài nước cho hơn 36 nghìn lao động; trên 52 nghìn HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng được 99.298 công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Ngoài ra, còn có 1.884 hộ nghèo vay vốn làm nhà tránh lũ, 15.550 hộ tại vùng khó khăn vay vốn để SXKD, hơn 60 nghìn hộ nghèo vượt qua ngưỡng nghèo…
Những con số trên đã minh chứng phần nào tín dụng chính sách đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.
Nhờ một phần tác động của tín dụng chính sách, tỷ lệ hộ nghèo đến hết năm 2016 của tỉnh Quảng Ngãi giảm xuống còn 13%, hộ cận nghèo 8,8%. Riêng khu vực miền núi còn 42%, DTTS là 51%. Dự kiến đến hết năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh giảm còn khoảng 11%, trong đó khu vực miền núi còn trên 36%.
Song song với việc tăng trưởng dư nợ, NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi luôn chú trọng đến nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện tốt công tác thu nợ, thu lãi, xử lý nợ quá hạn và đặc biệt không để nợ quá hạn phát sinh. Nhờ đó, nợ quá hạn hiện chỉ chiếm tỷ lệ 0,32% tổng dư nợ, giảm 8% so với thời điểm nhận bàn giao (2002).
Đưa vốn đến tay người nghèo
Tín dụng chính sách xã hội chủ yếu cho người nghèo sinh sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, hải đảo, giao thông đi lại khó khăn. Để giúp người nghèo tiếp cận vốn chính sách, giảm chi phí đi lại, NHCSXH tỉnh đã tổ chức giao dịch tại xã vào ngày cố định hàng tháng. Đến nay, NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện giao dịch tại 100% Điểm giao dịch cấp xã trong toàn tỉnh.
Tại các Điểm giao dịch xã, mọi thông tin về chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước được niêm yết công khai. Việc giải ngân và thu nợ, thu lãi của hộ vay tại Điểm giao dịch xã có sự giám sát của hội, đoàn thể, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn cùng chính quyền địa phương. Nhờ đó đã hạn chế việc xâm tiêu, chiếm dụng vốn, từ đó tạo niềm tin của nhân dân đối với chính sách của Đảng, Nhà nước và hoạt động NHCSXH.
Thông qua tín dụng chính sách xã hội, người dân trên địa bàn đã thay đổi hẳn về nhận thức trong việc bám đất, bám làng, phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo và xây dựng nông thôn mới.
Tiếp tục phát huy hiệu quả nguồn vốn
Nói về những định hướng trong thời gian tới, Giám đốc NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi Trần Duy Cường cho rằng: “Hiện Quảng Ngãi có 85 xã miền núi, 19 xã bãi ngang ven biển, 50 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu và 47 thôn đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 nên đời sống kinh tế của nhân dân còn nhiều thiếu thốn. Do đó, để tiếp tục phát huy hiệu quả các nguồn vốn tín dụng ưu đãi trong thời gian tới, NHCSXH sẽ luôn bám sát mục tiêu, định hướng, giải pháp phát triển kinh tế của địa phương, đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về các chính sách tín dụng ưu đãi; ưu tiên nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo còn cao, nhất là các huyện miền núi”.
Cùng với đó, đơn vị tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động tại các Điểm giao dịch xã; thường xuyên củng cố, kiện toàn mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn tại các thôn. Qua đó lồng ghép các chương trình khuyến nông, lâm, ngư nghiệp, để đầu tư nguồn vốn đạt hiệu quả. NHCSXH sẽ tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo trong việc triển khai các chính sách tín dụng ưu đãi, bình xét hộ vay đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng…
Trong những năm qua, bên cạnh sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi còn quan tâm đến công tác xã hội hóa tín dụng chính sách, tích cực tuyên truyền huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư. Đến nay, tiền gửi tiết kiệm huy động từ dân cư tại Điểm giao dịch xã đạt trên 42 tỷ đồng, chiếm 1,5%/tổng nguồn vốn; tiền gửi tiết kiệm của người nghèo trên 211,5 tỷ đồng, chiếm 7,5%/tổng nguồn vốn. |
Bài và ảnh Hồng Hoa
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Thực hiện tốt tín dụng chính sách, bảo đảm an sinh xã hội tại Thanh Hóa
- » Tất cả vì mục tiêu giảm nghèo và an sinh xã hội
- » Tín dụng chính sách tại Quảng Ngãi đã phát huy hiệu quả
- » Yên Bái có trên 307 nghìn người nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn ưu đãi
- » Hải Dương thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách
- » Hiệu quả sau 15 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội tại Hải Dương
- » Tỉnh Điện Biên tổng kết 15 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội
- » Tín dụng chính sách đã góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- » Tổng kết 15 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- » Tổng dư nợ của NHCSXH tỉnh An Giang sau 15 năm hoạt động đạt trên 2.700 tỷ đồng