Phục hồi kinh tế cho người dân mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao thu nhập
Thực hiện Nghị quyết số 11, chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện giải ngân kịp thời theo chỉ tiêu được giao năm 2022 với số tiền 645,4 tỷ đồng. Chi nhánh đã chỉ đạo Phòng giao dịch các huyện, thị xã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo rà soát đối tượng thụ hưởng và triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách cho vay ưu đãi qua NHCSXH theo quy định tai Nghị quyết số 11. Đồng thời, kết hợp tuyên truyền tại các cuộc họp giao ban xã, thị trấn, qua đó, đề nghị cán bộ tổ chức chính trị - xã hội và Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn tuyên truyền, triển khai đến các tổ viên và người dân ở địa phương biết đến các chương trình tín dụng chính sách tại Nghị quyết số 11 mà NHCSXH đang giải ngân.
Trên cơ sở kết quả rà soát nhu cầu vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, chi nhánh đã thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tín dụng các chương trình tín dụng ưu đãi được Trung ương giao theo Nghị quyết số 11 là 645,4 tỷ đồng, chiếm 46,92% tổng nhu cầu vốn năm 2022. Trong đó, cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm là 220 tỷ đồng; cho vay nhà ở xã hội là 156 tỷ đồng; cho vay HSSV có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến là 43 tỷ đồng; cho vay thực hiện chương trình từ mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi là 220 tỷ đồng, cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập là 6,4 tỷ đồng.
Tổng dư nợ các chương trình cho vay theo Nghị quyết số 11 đạt 345,1 tỷ đồng/425,4 tỷ đồng kế hoạch giao, hoàn thành 81,1% kế hoạch. Trong đó, cho vay hỗ trợ việc làm là 150 tỷ đồng/220 tỷ đồng; cho vay nhà ở xã hội 152,4 tỷ đồng/156 tỷ đồng; cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn mua máy tính học trực tuyến 37,1 tỷ đồng/43 tỷ đồng; cho vay đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập là 5,6 tỷ đồng/6,4 tỷ đồng.
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa chủ động phối hợp với UBND cấp huyện chỉ đạo các xã, thị trấn, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tăng cường công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin về những quy định mới để người dân dễ dàng tiếp cận vốn vay. Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu vốn vay từ các địa phương, ngân hàng thực hiện linh hoạt các giải pháp cân đối vốn tín dụng từ cấp trên giao, đẩy nhanh việc thu hồi các khoản vay đến hạn để tổ chức giải ngân vốn đến các đối tượng lao động có đủ nhu cầu vay, nhất là thanh niên, phụ nữ khởi nghiệp có phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp.
Cùng với các chương trình cho vay thường xuyên khác, ngay sau khi được Trung ương phân bổ nguồn vốn, chi nhánh đã tập trung triển khai các bước để giải ngân nguồn vốn hỗ trợ tìm việc làm theo quy định tại Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ. Ngay từ đầu năm 2022, đơn vị đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố và các ngành liên quan phối hợp tổ chức triển khai thực hiện. Đồng thời, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tích cực rà soát đối tượng, xác định nhu cầu vốn, giải ngân kịp thời khi được giao vốn; bảo đảm công khai, minh bạch, sử dụng hiệu quả nguồn lực của Nhà nước, tránh trục lợi chính sách.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả, chi nhánh đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ và quán triệt đến toàn thể cán bộ, viên chức trong đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm túc việc cho vay bảo đảm đúng đối tượng, điều kiện và mục đích vay vốn theo quy định. Chỉ đạo Phòng giao dịch NHCSXH các huyện phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, thực hiện rà soát các đối tượng, nhu cầu vốn vay để giải ngân kịp thời.
Bên cạnh đó, đơn vị cũng quan tâm đến việc cải tiến, đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục, nâng cao khả năng thẩm định, rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh nhất. Ngay khi nhận được nguồn vốn từ Trung ương phân bổ về, chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng triển khai cho vay nhằm kịp thời hỗ trợ cho người dân có nguồn vốn phục hồi, phát triển sản xuất, tạo việc làm, thu nhập.
Thời gian tới, chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đã được phân bổ theo đúng quy định, bảo đảm nhanh chóng, chính xác. Đồng thời, tiếp tục phối hợp tuyên truyền sâu rộng các chương trình tín dụng chính sách theo Nghị quyết số 11/ đến người dân và các đối tượng diện thụ hưởng trên địa bàn toàn tỉnh. Chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay nhằm bảo đảm nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả. Ngoài ra, tích cực tham mưu các huyện, thị xã, thành phố chuyển nguồn vốn từ ngân sách địa phương sang NHCSXH để tiếp tục tạo nguồn vốn giải quyết việc làm giải ngân cho các hộ có nhu cầu trên địa bàn tỉnh.
Thu Hương
Các tin bài khác
- » Vĩnh Phúc: Điểm sáng trong giảm nghèo bền vững
- » An cư với những ngôi nhà 28
- » “Phao cứu sinh” cho đồng bào DTTS
- » “Cánh tay nối dài” đưa vốn đến với người nghèo
- » 20 năm triển khai Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ở Hà Nội (Bài cuối: Khởi sắc cuộc sống đồng bào dân tộc)
- » 20 năm triển khai Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ở Hà Nội (Bài 2: Bảo tồn, phát triển làng nghề)
- » 20 năm triển khai Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ở Hà Nội (Bài 1: Góp nguồn lực xây dựng Thủ đô)
- » Tăng hiệu quả thiết thực từ nguồn vốn tín dụng chính sách
- » Tiếp vốn cho vùng đồng bào DTTS và miền núi
- » Gian nan hành trình giảm nghèo bền vững