Phố phường cần sự hỗ trợ vốn chính sách
Ông Trịnh Văn Nguyên - Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường B’Lao cho biết: “Thông qua 5 chương trình tín dụng ưu đãi mà hội nhận làm uỷ thác với NHCSXH, nhất là chương trình vay vốn giải quyết việc làm, bà con nông dân đã đầu tư vào trồng rau xanh, cà phê, nuôi heo, bò để nâng cao đời sống kinh tế. Mong sao thời gian tới NHCSXH tiếp tục tạo điều kiện cho vay nhiều hơn, dễ hơn để phường chúng tôi xoá hết hộ nghèo”.
“Từ nguồn vốn ưu đãi năm 2013, đã giúp 12 trong số 35 chị em hội viên phụ nữ nghèo ở phường B’Lao đã thoát nghèo, bước sang năm 2014, chúng tôi tiếp tục làm tốt công tác phối hợp với NHCSXH để giúp hội viên được vay vốn phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững”, chị Dương Thị Tố Nga - Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ phường nhận xét.
Được biết đến hết năm 2013, phường B’Lao còn dư nợ với NHCSXH 13 tỷ đồng với 450 hộ dư nợ, thông qua 5 chương trình tín dụng ưu đãi như cho vay hộ nghèo, giải quyết việc làm, HSSV, xuất khẩu lao động và hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn.
Nguồn vốn ưu đãi đã thực sự giúp bà con có điều kiện đầu tư sản xuất, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống tiêu biểu như gia đình ông Đặng Anh Hùng ở Tổ dân phố số 22, nhà ông có 5 người, trong đó 3 con đi học, nhờ có chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ hỗ trợ, thông qua NHCSXH, gia đình ông được vay vốn đầu tư chăn nuôi lợn, gà, trồng rau, nhờ đó cuộc sống bây giờ khá giả hơn trước. Hộ chị Ka B’Rến, dân tộc K’Ho, Tổ dân phố 16, buôn Son Ven, 1 trong 2 thôn chủ yếu người gốc Tây Nguyên sinh sống. Hằng ngày chị và con cặm cụi dệt thổ cẩm, bán lấy tiền tăng thu nhập. Nhưng để có được những tấm thổ cẩm bán được giá đến 700 nghìn đồng, sau khi trừ chi phí, còn lãi gần 400 nghìn đồng/tấm. Chị Ka B’Rến phấn khởi nói: “Từ hồi vay tiền của NHCSXH bà con mới làm được các việc dệt hàng thủ công này đấy, đây là nghề truyền thống của bà con chúng tôi. Trước đây do thiếu vốn làm ăn, nên đồng bào dân tộc rất khó khăn, không có tiền buộc bà con phải chạy đôn, chạy đáo, làm thuê gánh mướn, ngày có, ngày không. Gia đình tôi rất cám ơn Chính phủ, mong sao được hỗ trợ thêm nguồn vốn ưu đãi hơn nữa để có điều kiện sản xuất, kinh doanh, tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống, thoát nghèo vững chắc.
Vậy là kể cả những nơi trọng tâm của thành phố hay làng xã vùng đồng bằng; nguồn vốn ưu đãi đều đến với người thụ hưởng, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước hiện nay.
Bài và ảnh Trần Kinh Tế
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Thay đổi tập quán sản xuất
- » Xuân mới ở một làng quê Tây Nguyên
- » CCB Kỳ Lâm phát triển kinh tế đồi rừng
- » Bắc Kạn với nguồn vốn chính sách
- » Đưa nước sạch về vùng bãi ngang Phú Lộc
- » Mở hướng thoát nghèo bền vững
- » Phụ nữ xứ Thanh làm giàu từ vốn vay chính sách
- » Mô hình phụ nữ xóa nghèo hiệu quả ở Hàm Yên
- » Mang vốn đến người nghèo
- » Cải thiện cuộc sống từ vốn vay chính sách