NHCSXH tỉnh Bạc Liêu triển khai nhiệm vụ năm 2021
Đến hết năm 2020, NHCSXH tỉnh Bạc Liêu đã triển khai thực hiện 15 chương trình tín dụng chính sách, với tổng dư nợ đạt hơn 2.100 tỷ đồng, tăng hơn 118 tỷ đồng so với đầu năm, với hơn 87.000 hộ vay vốn. Dư nợ bình quân đạt 24,6 triệu đồng/hộ/năm. Riêng năm 2020, doanh số cho vay đạt trên 588 tỷ đồng, với hơn 22.000 lượt khách hàng vay vốn; trong đó, cho vay hộ nghèo là 31 tỷ đồng, cho vay hộ cận nghèo là 147 tỷ đồng, cho vay hộ mới thoát nghèo là 119 tỷ đồng, cho vay SXKD vùng khó khăn là 117 tỷ đồng, cho vay giải quyết việc làm là 88 tỷ đồng…
Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1,38% năm 2019 giảm xuống còn 0,47% vào cuối năm 2020; giúp cho gần 10.000 hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có vốn để SXKD, nâng tổng số hộ thụ hưởng từ 2 chương trình này lên hơn 30.000 hộ; trên 4.000 hộ cận nghèo được vay vốn ưu đãi; tạo việc làm cho hơn 3.000 lao động; xây dựng và sửa chữa 77 căn nhà cho hộ nghèo, nâng tổng số hộ thụ hưởng từ chính sách này lên 9.287 hộ; tạo điều kiện cho 486 HSSV trang trải chi phí học tập; hỗ trợ xây dựng được trên 6.000 công trình nước sạch và nhà vệ sinh ở nông thôn, nâng tổng số công trình được đầu tư xây dựng lên 21.054 công trình; hỗ trợ 20 trường hợp lao động đi làm việc ở nước ngoài, nâng tổng số lao động được thu hưởng từ chương trình này là 260 người.
Năm 2021, NHCSXH tỉnh Bạc Liêu đề ra mục tiêu tăng trưởng dư nợ từ 7 - 9%, tương ứng gần 150 tỷ đồng, đưa dư nợ đạt gần 2.300 tỷ đồng; nợ quá hạn phấn đấu dưới 1%, không còn xã có nợ quá hạn đến 4%; tỷ lệ thu lãi đạt trên 98%; trên 70% Tổ tiết kiệm và vay vốn xếp loại tốt, khá; chất lượng hoạt động tín dụng tại các huyện, xã không có đơn vị xếp loại yếu kém…
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Thiều khẳng định: Những kết quả đạt được của tỉnh trong năm 2020, ngoài sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, còn có sự đóng góp rất quan trọng của NHCSXH tỉnh đã triển khai có hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách phục vụ các đối tượng là hộ nghèo, hộ chính sách; góp phần giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao dân trí, ổn định xã hội, hạn chế hoạt động tín dụng phi chính thức… Đồng thời, yêu cầu các ngành tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc tập trung nâng cao chất lượng tín dụng chính sách.
Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã trao tặng Bằng khen cho 10 tập thể và 20 cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động củng cố nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu năm 2020.
PV
Các tin bài khác
- » Mở hướng làm ăn, vươn lên thoát nghèo
- » Vốn ưu đãi hòa chung “nhịp đập” kinh tế vùng ven đô
- » Tín dụng chính sách xã hội thúc đẩy phục hồi kinh tế
- » Tiếp sức giảm nghèo từ nguồn vốn ủy thác địa phương
- » Đáp ứng nhu cầu nguồn vốn tín dụng chính sách
- » Vươn lên từ đồng vốn chính sách
- » Tiếp tục triển khai chương trình tín dụng chính sách đối với hộ mới thoát nghèo
- » Đồng hành cùng đồng bào thoát nghèo
- » Chuyển đổi số - con đường đúng đắn và bền vững nhất!
- » Ngày hội của hoạt động tín dụng chính sách