Nguồn vốn từ NHCSXH tỉnh Đắk Nông đã phát huy hiệu quả
Từ nguồn vốn vay ưu đãi
Được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, ông có điều kiện chăm sóc vườn cà phê một cách bài bản, phát triển tốt, đạt năng suất cao. Vì vậy, hiện nay, mỗi năm, sau khi trừ chi phí, 2ha cà phê đã mang lại cho gia đình ông nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Ông Quang phấn khởi: “Cũng nhờ vốn vay từ NHCSXH mà gia đình tôi mới có điều kiện trang trải cuộc sống và đầu tư sản xuất. Ý thức được điều đó, tôi đều trả lãi đúng hạn và đang sớm hoàn trả vốn vay theo đúng kỳ hạn để các hộ nghèo khác còn được vay”.
Còn gia đình ông Nguyễn Văn Toan ở thôn 5, nhờ được tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng mà mở rộng quy mô chăn nuôi, xây dựng được hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh hoàn chỉnh. Ông Toan cho hay: “Trước đây, gia đình tôi có nuôi heo, nhưng với số lượng ít vì chưa có điều kiện để mở rộng quy mô. Năm 2010, được NHCSXH huyện tạo điều kiện cho vay vốn, gia đình đã xây thêm chuồng trại, mở rộng quy mô đàn lên đến hàng chục con heo thịt và heo nái. Không chỉ vậy, gia đình đã xây dựng được hệ thống hầm biogas để vừa bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí mua khí đốt, có thêm thu nhập từ chăn nuôi”.
Theo ông Trần Ngọc Long - Phó Chủ tịch UBND xã Đắk Lao, tính đến nay, trên địa bàn đã có khoảng 800 lượt hộ gia đình được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ NHCSXH, với tổng số vốn gần 17 tỷ đồng. Nhờ đầu tư làm ăn đúng hướng, hiệu quả, nhiều hộ gia đình đã từng bước thoát nghèo.
Để có được kết quả đó, hàng năm, UBND xã đã chỉ đạo các thôn, buôn tiến hành rà soát, tổng hợp đầy đủ hồ sơ của những đối tượng nằm trong diện được vay vốn ưu đãi để gửi lên xã. Trên cơ sở đó, xã xây dựng kế hoạch đề nghị NHCSXH huyện cung ứng vốn ngay từ đầu năm để giải ngân kịp thời, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Để nguồn vốn vay sử dụng đúng mục đích, công tác kiểm tra, giám sát luôn được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Xã luôn chỉ đạo Ban giảm nghèo, tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác xây dựng kế hoạch cụ thể, từ đó, phân công cho các cán bộ phụ trách địa bàn thực hiện việc kiểm tra hiệu quả sử dụng nguồn vốn ở từng hộ gia đình. Thông qua đó, không những giúp các hộ gia đình được vay vốn có phương án làm ăn hiệu quả, mà chính quyền địa phương có điều kiện đánh giá hiệu quả sử dụng đồng vốn cũng như đề ra các giải pháp hữu hiệu để triển khai đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Đến vốn giải quyết việc làm
Trong những năm qua, thông qua nguồn vốn giải quyết việc làm, các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh… không những có cơ hội phát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh mà còn tạo điều kiện cho hàng nghìn lao động trên địa bàn tỉnh có công ăn, việc làm ổn định.
Điển hình như gia đình anh Nguyễn Văn Úy ở thôn Tân Lập, xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa đã được NHCSXH tỉnh tạo điều kiện cho vay 180 triệu đồng từ vốn giải quyết việc làm để mở xưởng sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ.
Anh Úy cho biết: “Nhờ nguồn vốn hỗ trợ giải quyết việc làm của ngân hàng mà hiện nay hoạt động sản xuất của gia đình ngày càng ổn định, nhận được khá nhiều đơn đặt hàng, sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ ngay đến đó. Vì vậy, hàng năm, ngoài có nguồn thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng, gia đình còn tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động với mức lương bình quân 6 triệu đồng/tháng”.
Còn gia đình anh Tô Hoàng Kiều ở xã Nghĩa Thắng, huyện Đắk R’lấp được NHCSXH tư vấn, hướng dẫn làm thủ tục vay vốn giải quyết việc làm. Từ số tiền vay được, gia đình đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo rừng, chưa đầy 2 năm là đã trả hết số nợ. Hiện nay, gia đình đã có thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm và tạo việc làm cho 3 lao động thường xuyên, 2 lao động theo thời vụ với mức thu nhập 5 triệu đồng/tháng”.
Qua thống kê, đến thời điểm hiện nay NHCSXH tỉnh đã hỗ trợ cho 2.082 dự án hộ và cơ sở kinh doanh vay với tổng dư nợ trên 52 tỷ đồng. Theo đánh giá, từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm, nhiều cơ sở, hộ gia đình đã mở rộng sản xuất, kinh doanh, thu hút, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động tại chỗ, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, cải thiện đời sống cho người lao động với mức thu nhập bình quân 3 triệu đồng/tháng trở lên.
Thông qua đó, hệ thống NHCSXH các huyện, thị xã có trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được giao, nhanh chóng giải ngân vốn, không để tồn đọng, lãng phí vốn cũng như tổ chức tốt việc thu hồi nợ đến hạn, hạn chế nợ quá hạn phát sinh. Ngân hàng còn phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền, đoàn thể… tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi một cách thuận lợi…
Nguyễn Lương - Phan Tuấn
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Nhiều hộ dân ở Thanh Sơn: Thoát nghèo nhờ vốn chính sách
- » Nấm Phú Lương vươn xa
- » Phong trào Cựu chiến binh làm giàu ở Sơn Dương
- » Người nghèo tại tỉnh Đồng Tháp làm giàu từ đồng vốn nhỏ
- » Khi phụ nữ Văn Yên có nguồn trợ lực
- » NHCSXH huyện An Lão góp phần xây dựng Nông thôn mới
- » Vốn “làm giàu” cho thanh niên
- » Từ hộ nghèo thành ông bà chủ
- » “Lối mở” cho hộ cận nghèo
- » Tín chấp vay vốn giúp hội viên thoát nghèo, làm giàu