Nghiệm thu đề tài “Giải pháp tăng cường công tác huy động nguồn vốn trong hệ thống NHCSXH”
Tín dụng chính sách của NHCSXH là một điểm sáng trong tất cả các chính sách để thực hiện giảm nghèo bền vững của đất nước trong 15 năm qua, đời sống người dân được nâng cao, bảo đảm được an sinh xã hội và ổn định chính trị, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Theo mục tiêu giảm nghèo bền vững từ năm 2011 - 2020: Thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm. Để thực hiện mục tiêu này, Đảng và Chính phủ luôn quan tâm và tìm mọi giải pháp huy động nguồn vốn cho công tác giảm nghèo.
Là công cụ xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam, việc tạo lập nguồn vốn cho NHCSXH và chủ động hơn về nguồn vốn hoạt động, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, nhằm thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách phù hợp với Chiến lược Phát triển NHCSXH giai đoạn 2011 - 2020 luôn được Ban điều hành NHCSXH đặc biệt quan tâm. Với Đề tài: “Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội” nhóm nghiên cứu đã trình bày những nội dung chính của đề tài như: Cơ sở lý luận; phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu; những vấn đề cơ bản về nguồn vốn, huy động vốn của NHTM và NHCSXH; Thực trạng công tác huy động vốn tại NHCSXH để đưa ra các giải pháp cụ thể như: Bảo đảm tỷ lệ hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn giữa NSNN cấp và các nguồn vốn khác; Tăng cường huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong việc phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm huy động tiết kiệm gửi góp hay đa dạng hóa phương thức trả lãi, đa dạng hóa các kỳ hạn đối với các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, tạo sự linh hoạt và thỏa mãn tối đa nhu cầu gửi tiền của khách hàng; Mở rộng địa bàn huy động trên khắp các vùng miền cả nước nhờ hệ thống Điểm giao dịch xã; gia tăng và tối ưu hóa các tiện ích của các tài khoản thanh toán để thu hút được các nguồn vốn nhàn rỗi trên thị trường; Nâng cao chất lượng công tác phát hành trái phiếu; Duy trì và tăng cường tiền gửi của các TCTD; Duy trì các hoạt động giao dịch trên thị trường liên ngân hàng; Tìm kiếm các nguồn vốn giá rẻ… nhằm tăng cường cho công tác huy động vốn trong hệ thống.
Nhận xét và đặt câu hỏi cho nhóm nghiêm cứu đề tài, các Ủy viên Hội đồng nghiệm thu đều tập trung vào những vấn đề cần bổ sung nghiên cứu trong nội dung đề tài như: Cơ sở đưa ra các tỉ lệ nguồn vốn để giảm cấp bù NSNN, giải pháp nâng cao chất lượng; Cụ thể hơn các giải pháp tập trung huy động nguồn vốn tại các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hay kỳ hạn của Trái phiếu Chính phủ cho phù hợp…
Phát biểu tại buổi nghiệm thu, Chủ tịch Hội đồng khoa học đánh giá cao kết quả của nhóm nghiên cứu. Đây là đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề cốt lõi của hoạt động NHCSXH, vì vậy việc đưa ra các giải pháp theo đúng tên đề tài yêu cầu nhóm nghiên cứu cần bổ sung, hoàn thiện những tồn tại, hạn chế của đề tài. Tiếp thu những ý kiến phản biện để nội dung đề tài “Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội” được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn phù hợp với thực tiễn, từ đó làm cơ sở cho việc tăng cường công tác huy động vốn trong hệ thống NHCSXH.
Đề tài đã được Hội đồng khoa học NHCSXH đánh giá cao và xếp loại Giỏi.
Lương Xuân - Tuấn Ngọc thực hiện
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Đoàn cán bộ cấp cao ASDP - Nepal làm việc tại VBSP
- » NHNN Việt Nam khánh thành Bia tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ
- » Khắc sâu những cống hiến, hy sinh cho Tổ quốc
- » Ghi nhớ sâu sắc những đóng góp của người có công
- » NHCSXH tặng quà cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- » NHCSXH trao tặng 500 suất quà cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng tỉnh Quảng Nam
- » Tri ân các Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vùng biên giới Tây Giang
- » Thiết thực tri ân Người có công với Cách mạng
- » Ấn tượng công tác giảm nghèo của thành phố Đà Nẵng
- » Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 làm việc với tỉnh Quảng Nam