Khi đồng vốn vay ra hoa, kết trái

12/09/2016
(VBSP News) Với trách nhiệm và tinh thần nhiệt huyết vì hạnh phúc người nghèo của NHCSXH tỉnh Hòa Bình, đồng vốn tín dụng chính sách đã và đang đơm hoa, kết trái dưới bàn tay lao động cần cù, sáng tạo của hộ nghèo và các đối tượng chính sách, đặc biệt là đồng bào DTTS nơi đây.
Tín dụng chính sách góp phần giúp người dân Hòa Bình có điều kiện phát triển giống Cam đặc sản của địa phương

Tín dụng chính sách góp phần giúp người dân Hòa Bình có điều kiện phát triển giống Cam đặc sản của địa phương

Là tỉnh miền núi, cửa ngõ của cả vùng Tây Bắc và cận kề với thủ đô Hà Nội, Hoà Bình có tiềm năng phát triển trồng trọt, chăn nuôi và du lịch. Cùng với sự hợp tác có hiệu quả của các tổ chức chính trị-xã hội và sự đón nhận của người dân, nguồn vốn ưu đãi đã trở thành công cụ hữu hiệu của tỉnh, góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Sáu tháng đầu năm 2016 đã có 19.166 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, với mức vay bình quân gần 24 triệu đồng/hộ. Tính đến nay tổng dư nợ 14 chương trình tín dụng chính sách của tỉnh Hòa Bình đạt trên 2.330 tỷ đồng, tăng 7,9% so với năm 2015. Nợ quá hạn chỉ chiếm 0,27% tổng dư nợ. Nguồn vốn của NHCSXH đã giúp nhiều hộ gia đình có thêm vốn đầu tư phát triển kinh tế, tạo việc làm; đồng thời tạo sự chuyển biến về nhận thức, cách thức làm ăn cho người dân.

Gia đình anh Nguyễn Văn Toàn ở xóm Suối Sỏi, xã Tân Thành, huyện Lương Sơn là một ví dụ cụ thể. Vợ mất sớm, một mình phải chăm lo cho 3 đứa con, gia cảnh đã khó khăn lại càng thêm nghèo túng. Năm 2013, anh được vay 30 triệu đồng hộ nghèo. Là người chịu khó, biết tính toán nên đồng vốn trong tay anh nhanh chóng được nhân lên, bắt đầu từ chăn nuôi lợn, gà, đến kết hợp mở rộng trồng thêm cây ăn quả.

Hiện gia đình tôi nuôi 3 lứa lợn thịt/năm, bình quân 40 con trên lứa, mỗi năm xuất chuồng 8-10 tấn thịt lợn hơi; ngoài ra, tôi còn nuôi khoảng 1.000 con gà, trồng 120 cây bưởi, 100 cây chanh đào năm thứ 2. Tổng thu nhập gần 100 triệu đồng/năm. Vốn vay chính sách thực sự là nguồn động lực để gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững”, anh Toàn khng định.

Ở thôn Tiềng, xã Bắc Phong còn có đôi vợ chồng trẻ người dân tộc Mường, Bùi Văn Phương và Bùi Thị Vui. Tuy mới ở độ tuổi 30 nhưng đã có trong tay hơn 1ha cam. “Gia đình tôi rất “có duyên” với NHCSXH- anh Phương mở đầu câu chuyện -trước đây, nhà tôi thuộc diện hộ nghèo, vào khoảng năm 2008 được xét vay 7 triệu đồng. Để nhanh có thu nhập, vợ chồng tôi chọn trồng mía, cũng có thu nhập đủ ăn. Năm sautôi vay tiếp 15 triệu đồng mua trâu sinh sản. May là trâu nuôi tốt, sinh đều năm một con. Đến năm 2010, gia đình tôi thoát hẳn nghèo, mạnh dạn vay vốn từ chương trình hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khănsố tiền 30 triệu đồng để trồng cam. Năm 2015, gia đình thu vụ đầu được 3 tấn cam, giá bán 24.000 đồng/kg, đủ trả nợ ngân hàng và tiếp tục đầu tư chăm bón”.

Đưa chúng tôi ra thăm vườn cam trĩu quả, chị Vui phấn khởi cho biết năm nay cam đang phát triển tốt, hy vọng sẽ gặt hái được một mùa bội thu. Niềm vui không chỉ riêng gia đình đôi bạn trẻ, mà đang đến với hàng nghìn gia đình khác trên mảnh đất cam Cao Phong này.

Hồ Khánh Thiện

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ

Các tin bài khác