Đổi thay cả vùng đồi sỏi đá
Trước thực trạng đó, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Trị luôn đặt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xóa nghèo, nâng cao đời sống nhân dân là mục tiêu số một của tỉnh. Một mặt động viên nhân dân vượt qua khó khăn, mặt khác kêu gọi các Bộ, ngành, doanh nghiệp giúp đỡ. Ông Hồ Ngận - Bí thư Đảng uỷ xã Gio Phong cho biết, vào thời điểm năm 2007, sau khi xác định được tiềm năng, thế mạnh của vùng đất gò đồi, lại được NHCSXH huyện cùng vào cuộc và tập trung mọi nguồn vốn như: Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn và dự án phát triển lâm nghiệp, phủ xanh đất trống đồi núi trọc… Lãnh đạo địa phương đã tuyên truyền đến mọi người hiểu được chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước về xóa nghèo để nhân dân tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi và sử dụng đồng vốn sao cho hiệu quả, đầu tư trồng cây rừng nguyên liệu như: thông, keo, tràm và cây cao su, hồ tiêu…
Từ chỗ chỉ vài chục hộ tham gia, đến nay toàn xã Gio Phong đã có 714 hộ làm kinh tế đồi rừng. Theo đó, hơn 10 tỷ đồng trong tổng dư nợ 21,1 tỷ đồng vay NHCSXH đã góp phần đưa diện tích rừng trồng là 2.400ha, trong đó: 286ha cao su, 217 cây thông nhựa, 41ha gió trầm, 77ha hồ tiêu… Còn lại là các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả khác. Vốn chính sách đã góp phần phủ xanh kín vùng đồi sỏi đá. Riêng các vườn cao su đã cho khai thác mủ và mang lại việc làm, thu nhập ổn định cho các hộ nông dân nghèo ở Gio Phong, với mức thu nhập bình quân 45 - 50 triệu đồng/ha/năm. Các cây trồng khác như thông cũng đạt 30 triệu đồng/ha/năm và hồ tiêu cũng đạt 35 triệu đồng/ha/năm. Kết quả này, đã làm giảm tỷ lệ hộ nghèo, tạo nên diện mạo mới ở vùng đất khó.
Giờ đây, cây rừng và cây công nghiệp không chỉ là cây xóa nghèo, mà đang là cây chủ lực làm giàu cho nhiều người dân xã Gio Phong. Trang trại của anh Văn Lượng ở thôn Gia Môn là một dẫn chứng điển hình. Từ thành cổ Quảng Trị lên rừng lập nghiệp, chỉ với hai bàn tay trắng nhưng được vay vốn ưu đãi thuận lợi, vợ chồng anh Lượng đã không quản ngày đêm tháo gỡ mìn, khai phá đồi hoang, trồng các loại cây theo dự án để đến nay gây dựng một cơ ngơi với 10ha tập trung trồng các loại cây cao su, thông nhựa, cam sành… Hiện trang trại tổng hợp của anh đã có 1.200 cây cao su vào mùa khai thác mủ và 1,5ha cam sai quả, có mức thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm. Cũng cần kể đến hiệu quả đồng vốn ưu đãi làm nên vườn cao su, hồ tiêu rộng trên 4ha của bà Mai Thị Lụa ở thôn Lan Đình hàng năm cho thu nhập gần 200 triệu đồng. Đó mới kể đến 2 trong số 47 trang trại lớn, nhỏ của gò đồi Gio Phong nhờ sử dụng vốn vay ưu đãi đúng mục đích mà thoát nghèo khó, đang ăn nên làm ra. Cũng từ sự tiếp sức của NHCSXH, mức thu nhập bình quân của người dân Gio Phong tăng gấp 3,8 lần so với năm 2008 và xã đang vững bước trên con đường xây dựng Nông thôn mới toàn diện.
Bài và ảnh Hữu Hạnh
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Vốn vay ủy thác được phát huy hiệu quả
- » Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi họp phiên thường kỳ
- » Từ mô hình lúa - tôm, nhiều hộ dân Hòa Đông thoát nghèo
- » Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Hà Giang họp giao ban Quý II
- » Phát huy phẩm chất "Bộ đội cụ Hồ" trong xóa nghèo
- » PHÓ GIÁM ĐỐC NHCSXH TP. HÀ NỘI ĐỖ THANH HIỀN: Cần có những điều chỉnh để giải quyết "cái gốc" của xóa nghèo
- » Phát triển nghề nuôi bò sữa ở Tân Hưng
- » Ủy viên HĐQT NHCSXH, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hà Hùng kiểm tra, giám sát hoạt động của Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Sơn La
- » Ủy viên HĐQT NHCSXH, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm làm việc với Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Thừa Thiên - Huế
- » Kinh tế đồi rừng thực sự hiệu quả