Địa chỉ tin cậy của người nghèo
Những ngày tháng 5 này, chúng tôi cùng cán bộ NHCSXH huyện Nam Đàn xuống kiểm tra Điểm giao dịch xã Xuân Hòa.
Đồng vốn sinh lời
“Đến nay, gia đình tôi đã có cả đàn bò, hằng năm đều có bò béo bán thịt. Chỉ sau hơn 1 năm đã trả hết vốn và lãi”, chị Hồ Thị Kiên cho biết. |
Chị Hồ Thị Kiên ở xóm 4, xã Xuân Hòa nhớ lại: “Gia đình tôi làm 7 sào ruộng trồng lúa và trồng màu, tuy nhiên chưa đến cuối vụ lúa đã hết, ruộng nhiều nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Đối với người nông dân khó khăn nhất là thiếu đồng vốn, nên cái nghèo cái khó luôn bủa vây. Năm 2008, gia đình tôi được vay 10 triệu đồng của NHCSXH để mua 1 con bê giống. Sau hơn 1 năm chăm sóc, bê đã thành con bò mẹ và mang thai”. Ba năm nay hai vợ chồng tôi đỡ vất vả hơn vì hằng năm còn được vay vốn từ chương trình tín dụng học sinh, sinh viên cho con trai đầu đang học năm thứ 3 trường Cao đẳng Công nghiệp Huế”.
Ông Hồ Viết Huân - Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Hòa, cho biết: Đến thời điểm này, qua Tổ tiết kiệm vay vốn của Hội Nông dân xã đã có trên 230 hộ nông dân được NHCSXH cho vay vốn, với số dư nợ 4,1 tỷ đồng. Hộ vay nhiều nhất là 30 triệu đồng, mặc dù chưa phải là số tiền lớn nhưng đối với hộ nghèo và cận nghèo đã giúp họ sửa sang lại chuồng trại; mua bò, đàn lợn về nuôi, từ đó đồng vốn sinh lời.
66.000 hộ thoát nghèo
Giám đốc NHCSXH huyện Nam Đàn, Hồ Văn Lý cho hay: “Chúng tôi xác định yếu tố quan trọng để đạt hiệu quả đối với nguồn vốn vay ưu đãi là khách hàng sử dụng đúng mục đích, việc cho vay thực hiện đúng quy trình, đúng đối tượng”. Theo ông Lý, tính đến nay, tổng nguồn vốn ngân hàng quản lý trên toàn huyện là 316 tỷ đồng, riêng tín dụng cho vay 4 tháng đầu năm 2014 trên 42 tỷ đồng với xấp xỉ 2.000 lượt hộ vay thuộc 7 chương trình tín dụng.
Ông Trần Khắc Hùng - Giám đốc NHCSXH tỉnh Nghệ An cho biết: Nghệ An là địa phương có 21 huyện, thị xã, thành phố; trong đó có 4 huyện nghèo, 480 đơn vị hành chính cấp xã, hội đủ cả 3 vùng miền núi, trung du và đồng bằng ven biển. Mạng lưới NHCSXH có mặt ở khắp 21 huyện, thị, thành và 480 xã có Điểm giao dịch. Hiện, tổng nguồn vốn chi nhánh quản lý là 6.165 tỷ đồng. Giai đoạn từ năm 2005 - 2013, đã có 891 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, 66 nghìn hộ đã thoát nghèo, 119 nghìn hộ nghèo cải thiện đời sống, 43 nghìn hộ nghèo có thay đổi cách thức làm ăn; gần 10 nghìn hộ cận nghèo được vay vốn sản xuất; nguồn vốn đầu tư đã thu hút 210 nghìn lao động, trên 26 nghìn hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở, 179 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, hàng chục nghìn hộ kinh doanh vùng khó khăn có vốn làm ăn…
Bài và ảnh Hữu Anh
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG (Đợt II năm 2014)
- » Đồng bào dân tộc thiểu số ở Nghệ An thoát nghèo nhờ vốn vay ưu đãi
- » Từ “Hũ gạo của Bác Hồ” nghĩ đến việc tiết kiệm của người nghèo
- » Đoàn kiểm tra giám sát HĐQT NHCSXH làm việc với tỉnh Lâm Đồng
- » NHÂN RỘNG MÔ HÌNH CHỦ TỊCH XÃ THAM GIA BAN ĐẠI DIỆN HĐQT NHCSXH CẤP HUYỆN (Bài 2: Người trong cuộc nói gì?)
- » NHÂN RỘNG MÔ HÌNH CHỦ TỊCH XÃ THAM GIA BAN ĐẠI DIỆN HĐQT NHCSXH CẤP HUYỆN (Bài 1: Ngân hàng và Chính quyền cùng quản lý vốn)
- » Giải pháp giúp nông dân Thái Bình thoát nghèo bền vững
- » NHCSXH tỉnh Hưng Yên: Nợ quá hạn chỉ có 0,084% trên tổng dư nợ
- » Hỗ trợ vốn giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Hà Nam
- » Quảng Nam giúp thanh niên lập nghiệp