“Bà đỡ” cho hộ nghèo xóa nghèo
Giám đốc NHCSXH huyện Nậm Pồ Nguyễn Văn Lâm cho biết: Với phương châm cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích, NHCSXH huyện đã phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách mới về tín dụng ưu đãi tới cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân 15/15 xã. Ðồng thời, luôn tạo điều kiện hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện thủ tục vay vốn nhanh nhất; kết hợp với thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát thực hiện tín dụng chính sách xã hội, đảm bảo khách hàng sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, hiệu quả.
Giai đoạn 2013 - 2017, nhờ vay và biết sử dụng vốn vay ưu đãi nên đã có hơn 1.000 hộ thoát nghèo; hơn 100 HSSV được vay vốn để học tập; 2.125 hộ nghèo được hỗ trợ vốn làm nhà ở; gần 439 công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được xây mới…
Hiện nay, NHCSXH huyện Nậm Pồ đang thực hiện 11 chương trình cho vay ưu đãi. Trong đó, một số chương trình cho vay phát huy hiệu quả cao, như cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và HSS có hoàn cảnh khó khăn… Công tác quản lý nguồn vốn vay được chỉ đạo sát sao từ khâu thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn đến việc bình xét cho vay nên nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã được triển khai nhanh chóng, kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng, không có nợ quá hạn, không có lãi tồn.
Ðể bảo toàn và nâng cao hiệu quả nguồn vốn cho vay, NHCSXH huyện tập trung phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các hội, đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền, giám sát, kiểm tra đối tượng và hiệu quả sử dụng vốn vay; phát triển và nâng cao chất lượng mạng lưới “cánh tay nối dài” ở các thôn, bản; làm tốt công tác tham mưu và phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền các cấp trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội thực sự trở thành công cụ hữu hiệu của Ðảng, Nhà nước; điểm tựa vững chắc cho người nghèo trên địa bàn huyện.
Anh Lò Văn Soạn ở bản Chiềng Nưa 1, xã Si Pa Phìn chia sẻ: Năm 2006, anh mạnh dạn vay 10 triệu đồng từ NHCSXH huyện mua 2 con trâu phục vụ sản xuất nông nghiệp; đào ao thả cá và chăn nuôi gia cầm. Hiện, đàn trâu đã tăng lên 6 con. Ngoài ra, gia đình anh còn có 5 con lợn sinh sản và gia cầm các loại; canh tác 1.500m2 ruộng và 5.000m2 lúa nương; gần 300m2 ao cá. Trừ chi phí, gia đình anh thu nhập 65 triệu đồng mỗi năm. Với nguồn thu nhập từ chăn nuôi, trồng trọt và vay mượn thêm bạn bè, người thân… anh Soạn đã mua được ô tô tải chở nông sản, hàng hóa phục vụ người dân trong bản cũng như vùng lân cận.
Có thể khẳng định, các chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH huyện Nậm Pồ đã mang lại hiệu quả thiết thực, là đòn bẩy giúp người nghèo có nguồn vốn đầu tư sản xuất… Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức của người dân trong công tác giảm nghèo, ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.
Thanh Phong
Các tin bài khác
- » Tỉnh Gia Lai chú trọng giảm nghèo cho gia đình chính sách, người có công
- » CCB tỉnh Cao Bằng với tinh thần “khó khăn nào cũng vượt qua”
- » Những người “xưa thắng giặc, nay thắng nghèo”
- » Vốn chính sách giúp CCB Phạm Khắc Hà làm giàu
- » Phú Yên cho CCB vay vốn phát triển kinh tế
- » Thương binh tàn nhưng không phế
- » Tín dụng chính sách tiếp sức vùng khó khăn xứ Lạng
- » Vốn vay ưu đãi giúp CCB vùng đất Tổ vươn lên làm giàu
- » Những gương thương binh vượt khó làm giàu ở Nam Đông
- » “Vốn mồi” cho những thương binh trên mặt trận nông nghiệp