“Ba cây chụm lại…”

13/06/2017
(VBSP News) Thoát nghèo từ nguồn vốn tín dụng chính sách, nhiều hộ được NHCSXH tiếp sức trong chương trình cho vay giải quyết việc làm. Để sử dụng vốn vay hiệu quả, đây đó đã xuất hiện mô hình liên kết để phát triển sản xuất, chăn nuôi hiệu quả... tạo ra sản phẩm hàng hóa, giảm nghèo bền vững và làm giàu chính đáng. Đây là cách làm hay cần được nhân rộng.

Ông Lại Hợp Thơi chăm sóc đàn lợn của gia đình

Ông Lại Hợp Thơi chăm sóc đàn lợn của gia đình

Sơn Hàm là một xã miền núi nghèo của huỵên Hương Sơn (Hà Tĩnh); chủ yếu đất rừng và đồi núi, dân ở rải rác. Năm 2008, chính thức được thoát khỏi hộ nghèo sau khi được tiếp sức từ nguồn vốn của chương trình cho vay hộ nghèo, ông Nguyễn Hữu Tài ở xóm 1 bắt tay vào xây dựng mô hình kinh tế trang trại, tính chuyện làm giàu từ tiềm năng đất đai rộng lớn của quê nhà. Được NHCSXH tiếp tục đồng hành bằng chương trình cho vay vốn giải quyết việc làm. Nhưng “lực bất tòng tâm”. Vì, vốn được vay có hạn, đất nhiều, tham vọng lớn! Để biến ước mơ thành hiện thực, ông liên kết với 2 hộ được vay vốn trong xã, nhận 30ha đất đồi rừng và thầu con đập Khe Mơ để phát triển kinh tế. Số vốn vay của ba hộ “chụm lại” được 60 triệu đồng - một tài sản lớn, trở thành nguồn vốn khởi nghiệp, hình thành mô hình trang trại trồng trọt, chăn nuôi tổng hợp. Sau 8 năm gây dựng, đến nay - ông Tài báo tin vui: “Ba cây chụm lại đã nên hòn núi cao”. Cụ thể, 3 hộ đã có tài sản không thể nghèo. Đó là 3ha cây ăn quả, hàng năm đã cho thu nhập đều đặn; 27ha rừng cũng bước vào thời kỳ thu hoạch. Dưới tán rừng, đàn bò thường xuyên được duy trì trên dưới 50/con/năm; đập Khe Mơ sau sự cố vỡ đập mùa lũ năm 2010 được sửa chữa kịp thời, tiếp tục cho hàng chục tấn cá/năm.

Ông Tài tâm sự: “Chúng tôi biết ơn NHCSXH không chỉ bởi sự quan tâm, đầu tư vốn cho các hộ khó khăn ở xã vùng núi Sơn Hàm, mà còn bởi suốt quá trình khởi động mô hình với nhiều khó khăn, chúng tôi luôn nhận được sự động viên, hỗ trợ, tư vấn từ phía ngân hàng và các tổ chức hội, đoàn thể của xã và huyện, từ đó thêm vững tâm để có thành quả như ngày hôm nay”!

Cũng ở miền núi, nhưng cách xã Sơn Hàm, tỉnh Hà Tĩnh gần cả nghìn cây số ở phường Thống Nhất, TP Lào Cai cũng có cách làm tương tự. Lão nông Lại Hợp Thời cho biết: Nhiều năm qua, thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”, phường Thống Nhất xuất hiện nhiều cách làm tận dụng, khai thác thế mạnh của địa phương phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa. Ví dụ như ông Hoàng Văn Chinh, Tổ dân phố số 3, với nguồn vốn giành dụm được từ lâu năm, ông mua hơn 6.000m2 đất vườn, đồi xây dựng mô hình chăn nuôi kết hợp trồng trọt. Mi năm, ông nuôi 2 lứa gà thả đồi, 12 con lợn nái sinh sản để gây giống. Ngoài ra, ông còn có 2 ao nuôi cá, hơn 100 gốc bưởi Diễn, hồng không hạt và hơn 1.000m2 rừng kinh tế. Trừ chi phí, ông có nguồn thu ổn đnh hơn 100 triệu đồng/năm.

Khác với ông Chinh, gia đình bà Lại Thị VuiTổ dân phố số 1 tập trung chăn nuôi lợn thương phẩm. Phá bỏ quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, cuối năm 2012, bà đầu tư xây dựng chuồng trại, hầm bioga, mở rộng quy mô chăn nuôi lên 70 con lợn thịt và 6 con lợn nái. Nhờ chủ động con giống, áp dụng tiến bộ khoa học, khép kín quy trình chăn nuôi, mỗi năm gia đình xuất 15-20 tấn lợn thương phẩm ra thị trường, mang lại nguồn thu khoảng 200 triệu đồng.

“Đó là những hộ có“lực”đầu tư sản xuất hàng hóa, là những tấm gương để bà con trong phường, trong tổ noi theo - ông Lại Hợp Thơi phân tích - còn mình hộ mới thoát nghèo từ tín dụng ưu đãi, được NHCSXH tiếp tục đồng hành cho vay thêm vốn thì phải “liệu cơm gắp mắm”, có cách đi thích hợp để thoát nghèo bền vững rồi từng bước đi lên thành hộ khá, hộ giàu”.

Cách đi thích hợp của ông Thơi là trong điều kiện thuận lợi các hộ hợp sức, hùn vốn lại để phát triển sản xuất, chăn nuôi nhiều hơn, lớn hơn. Cụ thể, không chỉ chăn nuôi riêng lẻ như trước đây, ông đã “chụm lại” cùng 2 hộ vay vốn khác là Vũ Thị Lan Hương và hộ anh Lại Nam Giang, phát triển mô hình kinh tế VAC. Với 85 triệu đồng của 3 hộ được vay từ chương trình cho vay giải quyết việc làm, năm 2016 họ đã có chuồng lợn tới 90 con; 1.500m2 ao cá. Hiện cả 3 gia đình đã có thu để tái đầu tư, mở rộng mô hình và trả nợ ngân hàng.

Bài và ảnh Hồ Khánh Thiện

Một bình luận cho bài viết "“Ba cây chụm lại…”"

  1. nguyên thị giang Góp ý:

    cho tôi hỏi gia đinh co trang trai với quy mô gồm 200mvuoong chuồng trại,và 2000m vuông ao hồ. bây giờ thiếu hụt vốn muốn xin vay thêm vốn của ngân hàng chính sách có được không.

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ

Các tin bài khác