Thỏa những ước mơ
Cùng học sinh nghèo tiến bước
Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu nhận ủy thác từ NHCSXH cho nông dân nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn. Riêng năm 2013, hội đã giúp 30.715 hộ vay vốn NHCSXH với tổng dư nợ hơn 349,3 tỷ đồng.
Gia đình ông Trịnh Tấn Quốc ở ấp Tân Tiến, xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình nổi tiếng là có những người con rất hiếu học. Ông Quốc có 7 người con, tất cả đều ăn học đến nơi đến chốn, trong số đó có 3 người được vay vốn học tập từ Chương trình tín dụng HSSV. “Gia đình đông con, tất cả đều có chí ăn học nên tôi lo cho đi học hết, cũng vì vậy mà trước đây gia đình tôi là một trong số những hộ nghèo nhất ấp này. Để có đủ tiền lo cho 4 đứa lớn đi học, tôi đã phải bán 1ha đất. Còn 3 đứa sau này, tôi may mắn được vay nguồn vốn ưu đãi HSSV từ NHCSXH nên gia đình tôi đỡ khó khăn, tụi nhỏ đi học cũng yên tâm hơn. Con em chúng tôi được thực hiện ước mơ đổi đời của mình. Là nông dân, khi con cái có mong muốn được học mà mình không lo cho chúng được thì bứt rứt lắm…” - ông Quốc tâm sự.
Giờ đây, 5 người con lớn của ông Quốc đã ra trường và có công ăn việc làm ổn định, 2 người con còn lại đang học đại học.
Giúp nghề sinh sống
Cũng từng có hoàn cảnh khó khăn và đã vươn lên thoát nghèo từ nguồn vốn vay của NHCSXH là anh Huỳnh Tấn Thanh. Anh hiện là chủ một cơ sở sửa chữa và buôn bán phụ tùng xe máy ở khóm Đầu Lộ A, phường Nhà Mát, TP. Bạc Liêu. Trò chuyện với chúng tôi, anh Thanh hồ hởi: “Trước tôi cũng theo nghề sửa xe nhưng thu nhập ba cọc ba đồng do chỉ làm nhỏ lẻ, muốn đầu tư mua cái gì cũng không có nên cứ khổ hoài. Từ khi được vay vốn ưu đãi của Nhà nước để làm ăn, kinh tế gia đình khá lên, tôi thấy mình rất may mắn”.
Tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đến nay đạt gần 1.200 tỷ đồng, với trên 103 nghìn hộ vay. Trong đó: dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo là gần 45.000 hộ với 521 tỷ đồng, hộ cận nghèo là 2.950 hộ với 38 tỷ đồng, HSSV là hơn 10.300 đối tượng với gần 184 tỷ đồng,… |
Anh Thanh cho biết, vào năm 2010, anh được ngân hàng cho vay 7 triệu đồng để mở cơ sở sửa xe. Đến năm 2013, nhờ cố gắng làm ăn, anh xóa được nợ, thoát nghèo và được vay thêm 15 triệu đồng để mở rộng cơ sở làm ăn.
Anh Thanh phấn khởi: “Hiện, thu nhập ổn định của tôi mỗi ngày khoảng 100.000 -150.000 đồng, nhờ đó tôi nuôi được con gái đi học đại học, Vậy là mừng lắm rồi, tôi rất biết ơn chính quyền, Hội Nông dân và NHCSXH đã tạo điều kiện cho những người như tôi làm ăn thoát nghèo”.
Hiện, anh Thanh là Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn của khóm Đầu Lộ A, phường Nhà Mát. Anh cho hay: “Riêng tổ của tôi đã có hơn 40 hộ được vay vốn ưu đãi từ NHCSXH. Nguồn vốn này giúp ích rất nhiều cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn”.
Ông Lê Thanh Tín - Phó Chủ tịch Hội CCB phường Nhà Mát thông tin: Hiện trên địa bàn phường có 7 Tổ tiết kiệm và vay vốn, với trên 400 hộ thành viên được vay vốn ưu đãi NHCSXH. Công tác kiểm tra, rà soát hiệu quả nguồn vốn này được chúng tôi thực hiện rất sát sao, phải đảm bảo làm sao cho nguồn vốn được đến đúng đối tượng và đúng mục đích sử dụng.
Chúc Ly
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Tất cả vì nhiệm vụ cao cả
- » Động lực từ những mô hình giải quyết việc làm hiệu quả
- » “Cuộc chiến” thoát nghèo của nông dân vùng Bắc Tây Nguyên
- » Bắc cầu dòng vốn
- » Hai chức năng của những chòi tránh lũ
- » Sơn La cho hộ nghèo vay vốn làm nhà ở đạt dư nợ 156 tỷ đồng
- » Tổ tiết kiệm và vay vốn như “ngôi nhà chung” đem mùa xuân hạnh phúc đến cho dân nghèo
- » Đồng hành đưa vùng lũ hồi sinh
- » Chính quyền TP. Hà Nội quan tâm chỉ đạo NHCSXH triển khai nhanh và hiệu quả chính sách cho vay hộ cận nghèo
- » Ấn tượng xã Phổ Thạnh