Nhà mới, phố mới cho cộng đồng nghèo nông thôn
Tháng 12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo phương thức Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp để xây dựng một căn nhà có diện tích sử dụng tối thiểu là 24m2, tuổi thọ từ 10 năm trở lên. Với ý nghĩa sâu sắc và nhân văn của chương trình lớn đó về chăm lo cuộc sống cho cộng đồng nghèo, xây dựng Nông thôn mới. NHCSXH đã sớm triển khai thực hiện, cùng với cấp ủy, chính quyền cơ sở và các hội, đoàn thể liên quan, điều tra, thống kê, phân loại thứ tự các đối tượng được hưởng thụ đồng vốn tín dụng để làm nhà mới. Kết quả, sau 4 năm thực hiện là rất đáng trân trọng: Doanh số cho vay đạt hơn 3.854 tỷ đồng; doanh số thu nợ đạt hơn 44,6 tỷ đồng; dư nợ đến 30/11/2013 là 3.814 tỷ đồng, với 478.856 hộ còn dư nợ.
Cùng đồng hành với chương trình tín dụng hỗ trợ hộ nghèo trên mọi vùng, miền của đất nước vay vốn làm nhà ở, còn có chương trình cho vay làm nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ ĐBSCL, bảo đảm tính mạng con người theo các Quyết định số 105/2002/QĐ-TTg và 204/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chương trình này được thực hiện từ cuối năm 2002 tại 8 tỉnh trong vùng, với mức vay vốn tối đa 7 triệu đồng/hộ. Riêng những hộ thuộc diện nghèo, quá khó khăn thì được vay tối đa tới 9 triệu đồng, lãi suất 3%/năm. Quá trình thực hiện chưa dài nhưng mùa nước nổi, lũ, triều cường cứ diễn ra liên tục quanh năm, kéo dài tháng này sang tháng khác. Theo đó, nhu cầu vay vốn làm nhà tránh lũ, vượt lũ ngày một tăng. Giá cả leo thang, chi phí lớn, người dân khó lòng tự cân đối được đủ vốn mua đất chuyển chỗ ở hoặc kiên cố hóa ngôi nhà cũ ven sông… Trước thực tế đó, ngày 26/8/2008 Thủ tướng Chính phủ ban hành bổ sung Quyết định mới số 1151 phê duyệt bổ sung các dự án đầu tư (giai đoạn 2), theo đó mức cho vay lên tối đa 15 triệu đồng/hộ. Kết thúc giai đoạn 1, ngày 03/11/2010, Thủ tướng Chính phủ lại ban hành tiếp Quyết định số 1998 về điều chỉnh cơ chế, chính sách thực hiện các dự án đầu tư thuộc chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL, với mức được vay cho mỗi hộ là 20 triệu đồng. Đáng mừng hơn, chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL lại được thực hiện theo Quyết định số 09/2012/QĐ-TTg ngày 10/2/2012 với mức ưu tiên cao hơn, tiêu chí minh bạch hơn. Cụ thể là, hộ vay vốn sau khi đã hoàn tất các thủ tục, hồ sơ theo quy định được giải ngân lần đầu tối đa bằng 60% mức cho vay theo quy định. Kết quả tính đến 30/11/2013, tổng doanh số cho vay đạt: 857 tỷ đồng, thu nợ đạt 102,6 tỷ và dư nợ đạt 890 tỷ đồng với 83.000 hộ còn dư nợ. Hơn 85.000 căn nhà mới tránh lũ, vượt lũ an toàn được ra đời. Nỗi lo ngập lũ, trôi nhà trên những con sông, cánh đồng sâu trong khu vực ĐBSCL không còn nữa. Điều đáng mừng hơn ở đây là nợ quá hạn quá thấp, chỉ chiếm 0,07% tổng dư nợ mà thôi. Triển vọng thu hồi nguồn vốn cho vay khi đến hạn trả sẽ suôn sẻ, an toàn. Số hộ nghèo sẽ giảm nhanh. Số nhà ở mái tranh, vách đất rách nát, lụp xụp trên các vùng cao, vùng xa hoặc bồng bềnh nguy hiểm ven sông, vùng sâu sẽ bị xóa sổ… Trách nhiệm và đóng góp của NHCSXH cũng được cộng đồng, con Lạc cháu Hồng trên mọi miền đất nước ghi nhận, đánh giá cao như người mẹ hiền.
Trong cuộc sống đổi mới chủ động hội nhập kinh tế với cộng đồng khu vực và quốc tế, toàn Đảng, toàn dân ta vẫn luôn coi việc “rút ngắn khoảng cách giàu, nghèo” thông qua việc đầu tư phát triển làm giàu đất nước là một nhiệm vụ lớn, một mục tiêu xuyên suốt. Số lượng hộ nghèo đói trong cả nước ngày một giảm nhanh, theo đó mức thu nhập bình quân hằng năm của hộ nghèo cũng ngày được nâng lên. Bức tranh về diện mạo người dân các vùng nghèo trong cả nước cũng bắt đầu khởi sắc. Dấu ấn của NHCSXH sẽ mãi mãi được ghi sâu, gắn bó với cộng đồng trong sự nghiệp xóa nghèo.
Bài và ảnh Trần Văn Đởng
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » “Chiếc cần câu” bắc cầu no ấm
- » Vượt khó trên vùng đầm phá
- » Giúp đồng bào dân tộc thoát nghèo
- » Nỗ lực của cán bộ tín dụng vùng biên
- » Đổi thay vùng đất bưng biền
- » Người CCB chuyển vốn ưu đãi tới hộ nghèo
- » “Trợ lực” cho người nghèo ở Hậu Giang
- » Vùng cao Sơn Động ngày cuối năm
- » Xã khó khăn Đăk Môn đang đổi thay từng ngày
- » Giấc mơ đại ngàn