Nỗ lực của cán bộ tín dụng vùng biên
Các Điểm giao dịch này được đặt ngay tại trụ sở UBND xã; tại đó niêm yết thông báo công khai, đầy đủ, chi tiết các chính sách tín dụng ưu đãi, thể hiện rõ tính minh bạch của NHCSXH, giúp các hộ trước khi vay đều hiểu được chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ.
NHCSXH còn đẩy mạnh việc kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của 2.555 Tổ tiết kiệm và vay vốn theo quy định mới. Chính mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn đã góp phần giúp hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao tỉnh Lào Cai không chỉ tiếp cận vốn ưu đãi kịp thời, thuận lợi mà còn làm cho việc bình xét cho người dân có đủ điều kiện vay vốn được dân chủ, công bằng và minh bạch.
Đồng vốn chính sách đến được tận tay hộ nghèo và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đơn cử trong 4 năm qua, NHCSXH tỉnh Lào Cai đã cho vay trên 400 tỷ đồng cho 3 huyện nghèo nằm trong Nghị quyết 30a là: Si Ma Cai, Bắc Hà và Mường Khương, dần dần làm thay đổi bộ mặt vùng cao. Nhờ nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ, đồng bào dân tộc Mông, Dao, Tày, Nùng ở huyện Bắc Hà tham gia dự án phát triển cây ăn quả ôn đới.
Đến tết Giáp Ngọ này, huyện Bắc Hà có thêm 400ha mận Tam hoa, 70ha lê xanh, lê tai nhung, 70ha đào Pháp, sản lượng khoảng 2.000 tấn. Đây chính là cây mũi nhọn xóa nghèo bền vững và làm giàu ở huyện Bắc Hà. Đặc biệt, lần đầu tiên có gần 100 hộ ở các xã đặc biệt khó khăn: Tà Chải, Na Hổi, Bảo Nha tự nguyện làm đơn rút khỏi diện hộ nghèo và trả nợ, lãi đúng kỳ hạn cho Nhà nước.
Còn ở huyện Mường Khương, nơi có trên 89% dân số là dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Mông, nhưng đã được ngành LĐTBXH khuyến khích lao động nghèo ra nước ngoài làm việc, bằng biện pháp hỗ trợ 100% học phí học nghề, học ngoại ngữ và NHCSXH huyện đã cho vay 59 hộ vay vốn, với số tiền gần 1,3 tỷ đồng để đồng bào dân tộc thiểu số tham gia chương trình xuất khẩu lao động của địa phương.
Ông Nguyễn Hải Hà - Giám đốc NHCSXH tỉnh Lào Cai cho biết: Đến thời điểm này, có 44.000 hộ nghèo còn dư nợ tại NHCSXH và mỗi năm có từ 7% - 9% số hộ thoát nghèo từ vốn vay ưu đãi. Những con số này thể hiện sự nỗ lực lớn của những người làm công tác tín dụng chính sách nơi vùng cao biên giới và khích lệ họ trong thời gian tới tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó: đẩy mạnh việc cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi, tích cực huy động vốn từ dân cư và các Tổ tiết kiệm và vay vốn để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, nhằm tăng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi hơn nữa.
Bài và ảnh Đông Dư
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Đổi thay vùng đất bưng biền
- » Người CCB chuyển vốn ưu đãi tới hộ nghèo
- » “Trợ lực” cho người nghèo ở Hậu Giang
- » Vùng cao Sơn Động ngày cuối năm
- » Xã khó khăn Đăk Môn đang đổi thay từng ngày
- » Giấc mơ đại ngàn
- » Những “triệu phú chân đất” ở Bảo Thắng
- » Nông dân Đắk Lắk vượt khó làm giàu
- » Vùng cao biên giới Thanh Chăn khởi sắc
- » Hội Nông dân Văn Chấn hướng về cơ sở