Vượt trùng dương chuyển vốn chính sách ra đảo Lý Sơn
Trước thực trạng đó, Huyện ủy, UBND huyện Lý Sơn đề ra chương trình giảm nghèo bền vững với những nhóm giải pháp cụ thể, trong đó xác định nguồn vốn tín dụng chính sách là động lực đột phá, tập trung thực hiện lồng ghép các nguồn lực, các chương trình dự án đầu tư hỗ trợ người dân phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo nhanh, làm giàu chính đáng.
Thực hiện chủ trương của địa phương, NHCSXH huyện Lý Sơn đã nỗ lực đẩy mạnh đầu tư tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn, đồng thời phát huy những tiềm năng lợi thế của vùng biển đảo như nông nghiệp, thủy sản, du lịch.
Vượt trùng khơi, nguồn vốn tín dụng chính sách 15 năm qua ra Lý Sơn liên tục tăng với tốc độ cao. Đến nay, tổng dư nợ cho vay đạt trên 82 tỷ đồng, với 5.681 lượt hộ vay 9 chương trình tín dụng chính sách.
Vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH đã phủ khắp các thôn, xã vùng hải đảo xa xôi, góp phần giúp 676 hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 29,8% năm 2005 xuống còn 12,95% năm 2016 tạo việc làm mới cho 1.734 lao động, cho vay xây dựng, cải tạo, nâng cấp 2.274 công trình nước sạch, 2.274 công trình vệ sinh hợp chuẩn, cải thiện môi trường sống cho người dân nơi hải đảo xa xôi
Để đạt được những thành tích nổi bật đó, trước hết phải kể đến việc những cán bộ tín dụng chính sách luôn bám sát sự chỉ đạo của cấp trên cùng đề án phát triển kinh tế - xã hội, chương trình giảm nghèo bền vững của địa phương, triển khai các biện pháp phù hợp về huy động nguồn lực tài chính, đồng thời chuyển tải nguồn vốn về tận thôn xã khó khăn, đến đúng hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Cùng với đó, việc phối hợp ngày càng chặt chẽ với các hội, đoàn thể nhận ủy thác đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách đến các tầng lớp nhân dân và nâng cao hiệu quả giám sát kiểm tra đối với công tác này, nên không những giúp cho NHCSXH triển khai thực hiện tốt việc cho vay, thu nợ, thu lãi, mà còn nâng cao chất lượng tín dụng.
Nét mới về công tác quản lý vốn tín dụng chính sách ở Lý Sơn còn phải kể đến sự vào cuộc nhiệt tình của các cấp hội, đoàn thể và chú trọng xây dựng củng cố Tổ tiết kiệm và vay vốn theo hướng liền canh, liền cư, tạo thuận lợi cho công tác quản lý nguồn vốn chính sách đạt hiệu quả thiết thực, khắc phục hiện tượng chậm trễ, xuề xòa các khâu bình xét vay vốn, giám sát, đôn đốc hộ vay trả nợ, nộp lãi theo quy định. Hiện tại, toàn huyện xây dựng được 57 Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động theo khu vực dân cư, trong đó 50 tổ đạt chất lượng loại tốt, không có tổ yếu kém. Tiêu biểu là 18 Tổ tiết kiệm và vay vốn do Hội Phụ nữ quản lý với gần 1.000 tổ viên tham gia sinh hoạt đều đặn đã sử dụng 28 tỷ đồng vốn chính sách đầu tư thâm canh đồng ruộng, nuôi trồng, đánh bắt hải sản.
Ông Trần Bút - Chủ tịch UBND xã An Vĩnh cho biết, nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách mà người dân hải đảo đã chủ động làm đất, lắp ráp hệ thống tưới tiêu, chuẩn bị đủ giống tốt phát triển nghề trồng hành, tỏi và mua sắm lưới cụ, sửa chữa tàu thuyền vươn khơi đánh bắt hải sản. Đồng vốn chính sách còn góp phần quan trọng cho địa phương về đích sớm Đề án giảm nghèo giai đoạn 1 và hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới.
Chúng tôi đến thôn An Bình nằm cuối địa phần đảo bé, cách xã An Bình của đảo lớn hơn 1 giờ đồng hồ chạy tàu cao tốc trên biển. Tại đây, thời gian qua có trên 90% số hộ gia đình vay vốn chính sách, bình quân mỗi hộ vay 28 triệu đồng với tổng số tiền trên 27 tỷ đồng. Vốn vay được tập trung vào thâm canh tăng vụ trồng tỏi, khai thác thủy sản, xây dựng công trình nước sạch phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân
Vốn chính sách đã đánh thức vùng cát sỏi An Bình và xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giỏi, thoát nghèo bền vững. Tiêu biểu là chị Võ Thị Lựu mới ngày nào hoàn cảnh kinh tế gia đình còn nghèo khó, thiếu thốn nhưng từ năm 2012 được sự động viên giúp đỡ của chính quyền, chi hội phụ nữ thôn, chị Lựu mạnh dạn vay vốn tín dụng ưu đãi 2 lần liên tiếp, tổng cộng 58 triệu đồng. Nhờ chăm chỉ làm việc và biết tính toán hợp lý đồng vốn vay nên ruộng tỏi luôn tốt tươi, bán được giá, mỗi năm thu lãi đến cả trăm triệu đồng. Cuối năm 2016, chị Lựu hoàn trả hết nợ vay cho ngân hàng, còn đầu tư sửa giàn máy xới đất, san cát phục vụ sản xuất nông nghiệp của gia đình và bà con trong thôn xóm.
Ngoài chị Lựu, nhiều hộ dân ở đảo Lớn, đảo Bé, tại các xã An Bình, An Vĩnh, An Hải trên địa bàn huyện Lý Sơn đã biết sử dụng hiệu quả nguồn vốn chính sách, đồng thời có ý thức nộp lãi, trả nợ đầy đủ, đúng kỳ hạn. Một số gia đình thoát nghèo bền vững, làm giàu chính đáng trở thành điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi
Định hướng của NHCSXH huyện Lý Sơn là phấn đấu tăng trưởng dư nợ, phối hợp chặt trẽ với các cấp chính quyền, đoàn thể cơ sở triển khai công tác cho vay kịp thời đến từng hộ nghèo và các đối tượng chính sách; góp phần thiết thực trong công cuộc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
Bài và ảnh Đông Dư
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Tọa đàm trực tuyến tín dụng chính sách đồng hành cùng đồng bào DTTS và thanh niên phát triển kinh tế, bảo vệ Tổ quốc
- » Mèo Vạc mùa hoa Bạc hà
- » Chương trình cho vay hộ đồng bào DTTS - Ưu việt và nhân văn
- » Thành phố Hồ Chí Minh huy động nguồn vốn giảm nghèo hiệu quả
- » “Điểm tựa” cho thanh niên Yên Minh lập thân, lập nghiệp
- » Cánh cửa thoát nghèo cho người dân
- » Chung lưng đấu cật giảm nghèo vùng an toàn khu Định Hóa
- » Khi địa phương chung tay giảm nghèo
- » Mang niềm vui đến với học sinh nghèo tại Hòa Bình
- » Tín dụng chính sách ở Đà Bắc