Vốn vay ưu đãi về với Bến Cầu
Gia đình chị Huỳnh Thị Mùi ở ấp Bàn Toàn, xã Tiên Thuận, mới ngày nào cuộc sống còn quá khó khăn, bởi một mình chị phải cáng đáng đến 6 miệng ăn. “Cả nhà vẻn vẹn có 2 công đất xạ lúa nương, trồng mì, nếu được mùa còn đỡ khốn khó, nhưng năm nào mưa lụt, sâu bệnh phá hoại, nhà tôi phải ăn đong đến 4, 5 tháng. Từ khi được Hội Phụ nữ bình xét để vay vốn ưu đãi của NHCSXH để làm ăn, gia đình tôi thoát cảnh nghèo túng; con cái cũng yên tâm học đại học ở thành phố”. 5 năm về trước, được NHCSXH cho vay 15 triệu đồng, hướng dẫn cách sử dụng vốn vay, chị Mùi đã xây chuồng trại nuôi 2 cặp heo nái và đào hầm nuôi cá. Sau 3 năm, nhờ áp dụng quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi, gia đình chị đã có đàn lợn giống 28 con, 6 con lợn thịt và hơn 3 tấn cá. Đầu năm 2012, sau khi hoàn trả nợ cũ, chị đề nghị ngân hàng cho vay thêm 30 triệu vốn ưu đãi của Chương trình giải quyết việc làm để triển khai mô hình cấy lúa thơm đặc sản trồng hoa, cải tạo ao nuôi ba ba, để đến cuối năm thu lãi từ mô hình VAC gần 100 triệu đồng.
Anh Cao Phước Hoạt, người cùng xã Tiên Phước, trước đây mặc dù vật lộn xoay sở đủ nghề, từ kéo xe thuê nhưng cuộc sống vẫn không dư dả, nghèo cứ hoàn nghèo. Năm 2010, từ 15 triệu đồng vay của NHCSXH mở nghề mộc đóng giường tủ, bàn ghế. Đầu năm nay, anh vay tiếp vốn ưu đãi để lập cơ sở sản xuất đồ mộc mỹ nghệ. Hiện, cơ sở của anh Hoạt thu hút 5 thợ tay nghề thành thạo có công ăn việc làm ổn định. Còn trường hợp của bà Lưu Thị Thành ở ấp Liên Hoa, xã Tiên Trung lại có cách làm riêng của mình. Năm 2007, lần đầu tiên, bà vay NHCSXH 8 triệu đồng mua 5 cặp heo giống về nuôi. Sau 6 tháng nuôi, bán lứa heo được 14 triệu đồng, bà Thành mua tiếp, nuôi tiếp lứa heo thứ 2, thứ 3, để đến khi gia đình thoát hẳn nghèo mới dừng việc nuôi heo giống. Có của ăn của để, ông bà Thành đã quyết định mua máy xay xát, ô tô tải, để hàng ngày con trai lái xe chở vật liệu xây dựng thuê, ông bà ở nhà quản lý máy xay gạo, nghiền ngô và trông nom đàn heo thịt với 100 con.
Theo ông Hồ Văn Khanh - Giám đốc NHCSXH huyện Bến Cầu cho biết: “Tuy phải phục vụ ở một huyện đất rộng, người đông, với số hộ nghèo và số thôn ấp khó khăn nhiều, nhưng do có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền và tổ chức hội, đoàn thể ở địa phương nên công tác tín dụng ở Bến Cầu đã được giải ngân kịp thời, đến đúng đối tượng và sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả thiết thực. Hiện, tổng dư nợ của NHCSXH huyện Bến Cầu đạt 246 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn duy trì ở mức dưới 0,5% triệu tổng dư nợ. Đặc biệt, hầu hết các Tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn đã tích cực tham gia công tác huy động tiền gửi tiết kiệm được 925 triệu đồng, đạt 119% so với kế hoạch giao.
Mai Hoa
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Tây Bắc đón dòng vốn lớn
- » Tổ tiết kiệm và vay vốn - cánh tay nối dài của ngân hàng
- » Phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo
- » Công cụ đắc lực để thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội tại tỉnh Yên Bái
- » Làm giàu ở làng quê
- » Chặng đường 10 năm hoạt động, có một chương trình tín dụng tăng trưởng đột biến
- » Bắc Ninh: Xây dựng NHCSXH vững mạnh, phục vụ đắc lực công cuộc xóa đói, giảm nghèo
- » NHCSXH thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc) 10 năm đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách
- » Tiếp niềm tin cho khát vọng đổi đời
- » Tiếp sức vùng hải đảo