Tây Bắc đón dòng vốn lớn
Trong số các cam kết tài trợ vốn, đáng chú ý là Thủy điện Lai Châu được Vietcombank tài trợ 14.500 tỷ đồng, Nhà máy diôxit titan tại Thái Nguyên 610 tỷ đồng do BIDV tài trợ, Dự án Khai thác và tuyển tinh quặng đồng mỏ Tả Phời 1.700 tỷ đồng do Vietinbank tài trợ…
Theo nhiều chuyên gia, Tây Bắc với nhiều tiềm năng sẽ tạo cơ hội lớn các doanh nghiệp đi tiên phong và có hướng đầu tư đúng. Đầu tư công nghệ hiện đại để phát huy lợi thế địa phương có thể mang lại thành công lớn như trường hợp sữa Mộc Châu.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, hỗ trợ về vốn cho Tây Bắc là rất quan trọng nhưng cần hướng vào lĩnh vực Tây Bắc có lợi thế như du lịch, nông lâm sản… để tạo đột phá phát triển. Nhưng để tiếp nhận dòng vốn nói trên, các tỉnh Tây Bắc cần khắc phục điểm yếu về nguồn nhân lực, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, dòng vốn lớn kể trên phải được sử dụng hiệu quả. Do đó, cán bộ tín dụng ở khu vực Tây Bắc không chỉ làm tốt công tác cho vay mà còn phải có khả năng làm khuyến nông, cùng nông dân và doanh nghiệp địa phương để đồng vốn đầu tư hiệu quả hơn. Thống đốc Nguyễn Văn Bình cam kết, hằng năm, ngành ngân hàng sẽ phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Bắc định kỳ tổ chức xúc tiến hội nghị đầu tư.
Đánh giá về triển vọng của Tây Bắc, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết, dù xuất phát điểm thấp nhưng vẫn có hướng đi thích hợp vẫn phát triển mạnh mẽ.
Đại diện WB lưu ý các địa phương trong khu vực Tây Bắc cần tham khảo Lào Cai, tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh khá cao. Các địa phương cần cải thiện khả năng hỗ trợ doanh nghiệp, đơn giản hóa thủ tục hành chính, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia các dự án đầu tư…
Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng Dự thảo nghị định về ưu đãi thu hút đầu tư vào khu vực vùng sâu vùng xa, đặc biệt là Tây Bắc, theo hướng tăng ưu đãi hơn cho một số lĩnh vực đầu tư, ví dụ như trồng rừng để người dân có thể sống nhờ rừng.
Về các cơ chế đặc thù về tín dụng, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết: “Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục nghiên cứu các cơ chế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn”.
Huy Thắng
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Tổ tiết kiệm và vay vốn - cánh tay nối dài của ngân hàng
- » Phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo
- » Công cụ đắc lực để thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội tại tỉnh Yên Bái
- » Làm giàu ở làng quê
- » Chặng đường 10 năm hoạt động, có một chương trình tín dụng tăng trưởng đột biến
- » Bắc Ninh: Xây dựng NHCSXH vững mạnh, phục vụ đắc lực công cuộc xóa đói, giảm nghèo
- » NHCSXH thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc) 10 năm đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách
- » Tiếp niềm tin cho khát vọng đổi đời
- » Tiếp sức vùng hải đảo
- » Tín dụng ưu đãi góp phần giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội