Vốn chính sách trên vùng cao biên giới Cao Bằng
Trước thực trạng đó, tỉnh Cao Bằng đã tập trung huy động các cấp, các ngành và đồng bào các dân tộc đẩy mạnh thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững xây dựng nông thôn mới. Xác định rõ điều đó, NHCSXH tỉnh Cao Bằng đã tập trung huy động, tạo lập nguồn vốn, đồng thời tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ trên địa bàn.
Tính đến hết tháng 10/2015, tổng dư nợ đạt trên 1.800 tỷ đồng, tăng 131 tỷ đồng so với đầu năm, trên 65 nghìn hộ còn dư nợ thông qua 2.488 Tổ tiết kiệm và vay vốn của 4 hội, đoàn thể. Về chất lượng tín dụng cũng đã được nâng cao, nợ quá hạn chiếm 0,3% tổng dư nợ. Trong 13 năm hoạt động, NHCSXH tỉnh Cao Bằng đã giúp cho hàng chục nghìn hộ gia đình đồng bào DTTS thoát nghèo, trên 2.000 lao động ở các bản, làng dọc 333km vành đai biên giới tạo được việc làm mới, có thu nhập ổn định, rất nhiều ngôi nhà vững chắc và công trình nước sạch và vệ sinh được xây mới từ vốn vay ưu đãi.
Lãnh đạo NHCSXH tỉnh Cao Bằng cho hay: Thời gian qua, nhờ triển khai tốt Chỉ thị 40 của Ban Bí thư TW Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2020 và các Nghị quyết, Quyết định của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp giữa NHCSXH với các cấp, các ngành đã gắn kết hơn, có nội dung công tác cụ thể nhằm thực hiện tốt việc cho vay, kiểm tra sử dụng vốn vay, kể cả việc đôn đốc thu hồi nợ quá hạn, lãi tồn đọng. Hầu hết các hội, đoàn thể đã nêu cao tính chủ động, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và trách nhiệm trong công việc từ khâu bình xét dân chủ, công khai cho các đối tượng được vay vốn đến quá trình sử dụng vốn vay đảm bảo đúng mục đích, đạt hiệu quả kinh tế rõ rệt và tăng cường vận động, tuyên truyền, đôn đốc các hộ vay trả nợ, lãi đúng hạn.
Dẫn chứng cụ thể về Hội Phụ nữ tỉnh Cao Bằng thời gian qua đã nhận ủy thác hơn 614 tỷ đồng, với 22.436 hộ vay. Nguồn vốn được chị em phụ nữ nơi đây sử dụng khá hiệu quả, việc hoàn trả vốn, lãi đầy đủ. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 0,75% năm 2012 nay xuống còn 0,26%. Ngoài ra, các cấp Hội Phụ nữ đã vận động 839 Tổ tiết kiệm và vay vốn huy động tiết kiệm được 7,4 tỷ đồng.
Đến thăm gia đình chị Hoàng Thị Dung ở xóm Pác Nà, xã Hồng Định, huyện Quảng Uyên, chị được NHCSXH cho vay 20 triệu đồng vốn hộ nghèo để trồng trọt, chăn nuôi. Có vốn trong tay cộng với sự cần cù chịu khó đến nay đàn lợn và gà của gia đình chị đã phát triển tốt, hàng năm cho thu nhập tới vài chục triệu đồng.
Cũng thông qua Hội Phụ nữ, gia đình chị Tô Hồng Niêm ở xóm Là Po, xã Lang Môn, huyện Nguyên Bình sử dụng đồng vốn được vay vào chăn nuôi lợn nái, làm hầm biogas. Hiện cơ ngơi của chị Niêm có quy mô 200m2 đủ nuôi 20 con lợn nái, 100 con lợn thịt, mỗi năm cũng cho thu nhập kha khá. Gia đình đã xin ra khỏi danh sách hộ nghèo từ cuối năm vừa rồi.
Theo bà Hứa Thị Hậu - Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Cao Bằng: “Thời gian qua Hội Phụ nữ tỉnh đã quán triệt sâu sắc các văn bản của cấp trên để tập trung chỉ đạo các cấp hội cơ sở sử dụng vốn vay chính sách đầu tư chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng tổ chức tập huấn, tọa đàm, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh cho hội viên vay vốn để phát huy tác dụng nguồn vốn chính sách của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo bền vững, làm giàu nhanh. Nguồn vốn đã thực sự giúp ích cho chị em phụ nữ nghèo”.
Bài và ảnh Lê Minh
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » “Tiếp sức” để đồng bào DTTS thoát nghèo
- » Nguồn vốn ưu đãi đã đáp ứng cho bà con dân nghèo
- » “Bà đỡ” của người nghèo
- » Góp phần giảm nghèo nơi biên cương địa đầu Tổ quốc
- » Tín dụng chính sách góp phần đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Cư Kuin
- » Phú Thọ tích cực nâng cao chất lượng cuộc sống người dân
- » HSSV Y khoa khó khăn vẫn có thể được vay vốn ưu đãi sau khi tốt nghiệp
- » Hội CCB xã Long Điền A quản lý đồng vốn hiệu quả
- » Giúp hộ chính sách vay vốn làm ăn
- » Động lực giúp hộ nghèo vươn lên khá giả