Tổng kết dự án Phát triển ngành lâm nghiệp
Triển khai từ năm 2005 đến năm 2015, tại các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Nghệ An và Thanh Hóa, Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp đã mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội và tác động tích cực đến môi trường tại các địa phương thực hiện dự án. Hơn 43.000 hộ dân ở miền Trung Việt Nam đã được hỗ trợ kỹ thuật và được tiếp cận các khoản vay lãi suất thấp trong dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ để trồng hơn 76.500 ha rừng.
Theo ông Phạm Quốc Chiến - Giám đốc Ban Điều phối dự án Trung ương, thông qua hỗ trợ trồng rừng, dự án đã giúp nhiều gia đình thoát nghèo. Dự án đã hỗ trợ hoạt động đo đạc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khoảng 35.000 hộ. Các hộ nông dân có thể tiếp tục được vay với lãi suất ưu đãi từ nguồn vốn quay vòng của dự án do NHCSXH quản lý.
Theo Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, mặc dù dự án kết thúc vào tháng 3/2015 nhưng Quỹ quay vòng do NHCSXH quản lý sẽ tiếp tục vận hành thêm 20 năm nữa. Vì vậy, rất nhiều hộ gia đình sẽ còn được tiếp cận đến nguồn tín dụng này.
Bà Victoria Kwakwa - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết: Các hỗ trợ của dự án này là một phần trong nỗ lực đổi mới ngành lâm nghiệp tại Việt Nam. Những bài học kinh nghiệm hay của dự án này có thể được nhân rộng; nhiều hộ gia đình ở Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận tín dụng, cũng như phương pháp trồng rừng có kỹ thuật.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Tổng giám đốc NHCSXH Nguyễn Văn Lý đã cảm ơn Ngân hàng Thế giới, Bộ NN&PTNT và các nhà tài trợ trong việc hỗ trợ thực hiện dự án. Đồng thời, cam kết sẽ tiếp tục quản lý và vận hành Quỹ quay vòng theo đúng các quy định nhằm hỗ trợ về vốn cho các hộ gia đình phát triển trồng rừng sản xuất một cách có hiệu quả nhất.
Tại Hội nghị, các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai dự án đã được Bộ NN&PTNT tặng Bằng khen. NHCSXH vinh dự có 1 tập thể và 3 cá nhân được nhận Bằng khen của Bộ NN&PTNT.
CTV
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Tỷ lệ hộ nghèo giảm là nhờ đồng vốn chính sách
- » Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
- » Hiệu quả từ chương trình tín dụng HSSV ở Hà Nam
- » Nông dân Bắc Ninh vay vốn phát triển kinh tế
- » Hội viên phụ nữ làm kinh tế giỏi từ nguồn vốn chính sách
- » Chuyện thoát nghèo ở vùng cao biên giới phía Bắc
- » Tươi xanh cả vùng “cửa ngõ” miền Tây Bắc
- » Đổi mới tín dụng chính sách ở xã biển Xuân Thành
- » Cuộc sống mới bên dãy Trường Sơn
- » Chuyện giảm nghèo ở một vùng biên giới Tây Nguyên