Tín dụng chính sách ở Hậu Giang giúp nông dân thoát nghèo bền vững
Phát huy nguồn vốn
Chị Út Chín kể, nghề bó chổi bằng cọng lá dừa ở Vị Thắng có từ rất lâu đời. Phần lớn người dân ở đây có cái ăn, cái mặc từ nghề. Nhưng do không có vốn mua nguyên liệu nên gia đình chị chỉ làm nhỏ lẻ. Năm 2005, được vay 20 triệu đồng của NHCSXH, chị dùng để mua nguyên liệu. Có nguyên liệu, cả gia đình ban ngày lo công việc đồng áng, tối đến hoặc những lúc rảnh rỗi thì cùng nhau bó chổi. Mỗi ngày trừ chi phí cũng kiếm được cả trăm ngàn đồng.
Thấy cây chổi dừa có đầu ra ổn định, lại không bó buộc thời gian, chị Út Chín đã kêu gọi được 25 chị em cùng tham gia làm chổi, với tên gọi “Câu lạc bộ bó chổi ấp 8”. Trung bình mỗi ngày nhà các chị làm được chừng 50 chiếc chổi nhỏ và 20 chiếc chổi lớn. Với giá 4.000 đồng/chổi nhỏ và 10.000 đồng/chổi lớn, ước tính thu nhập khoảng 400.000 đồng/ngày. Với mức thu nhập này, nhiều chị em ở ấp 8 trước đây không có đất canh tác, quanh năm sống bằng nghề làm thuê, làm mướn, thì từ ngày vào Câu lạc bộ bó chổi đã vươn lên thoát nghèo.
Cũng giống như nhiều gia đình ven sông Hậu ở ấp 8, gia đình chị Phạm Thị Nữ - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn ấp 9A2, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy cũng thoát nghèo nhờ vốn chính sách. Chị Nữ kể: Những năm 2004 gia đình chị cũng nằm trong hộ nghèo. Thời điểm ấy, chị mạnh dạn vay 7 triệu đồng vốn NHCSXH để mua trâu làm sức kéo và mua phân bón chăm sóc vườn cam. Từ khi được thu hoạch, trừ chi phí, vườn cam cho thu nhập từ 80 -100 triệu đồng/năm. Nhờ vốn tín dụng chính sách, gia đình chị Nữ không chỉ thoát nghèo mà còn có vốn giúp chị em trong ấp làm ăn phát triển kinh tế.
Nâng cao hiệu quả
Theo báo cáo, trong năm 2017, toàn tỉnh Hậu Giang có gần 35 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ NHCSXH. Vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp hơn 5.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho trên 1.000 lao động; giúp trên 1.000 HSSV có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập…
Theo ông Nguyễn Thanh Triều - Giám đốc NHCSXH tỉnh Hậu Giang, nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Để nâng cao hiệu quả nguồn vốn, năm qua, NHCSXH tỉnh Hậu Giang đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, chú trọng tới việc chấp hành các thủ tục, quy trình nghiệp vụ, chất lượng hoạt động giao dịch tại xã, hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn; đồng thời, phối hợp với các bên liên quan hướng dẫn người vay lập hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro theo quy định; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, cho vay mới và cho vay bổ sung để giúp người vay khôi phục SXKD, chuyển đổi ngành nghề, ổn định cuộc sống…
Theo ông Nguyễn Thanh Triều, thời gian tới, NHCSXH tỉnh Hậu Giang tiếp tục phát triển theo hướng ổn định, bền vững để thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; tạo điều kiện hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bài và ảnh Mai Phương - Thanh Tâm
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Vay vốn trồng tỏi thoát được nghèo
- » Hội nghị BCH Công đoàn NHCSXH lần thứ 12, khóa III
- » Tín dụng chính sách trên đất Tây Đô
- » Năm của những dấu ấn nổi bật
- » Nông dân giàu có từ đồng vốn nhỏ
- » “Bà đỡ” cho đồng bào DTTS thoát nghèo
- » Chi Lăng nỗ lực giảm nghèo
- » Có vườn cam sai quả, đàn trâu béo nhờ vay vốn ưu đãi
- » Hiệu quả từ những đồng vốn chính sách
- » Người nghèo ở Đức Thọ vay vốn phát triển kinh tế