Tín dụng chính sách đối với đồng bào DTTS vùng cao Yên Bái
Để thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo cho những vùng dân tộc miền núi, trong những năm qua, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã đầu tư nhiều chương trình dự án trọng tâm, trọng điểm như Chương trình 134, 135, các chính sách tín dụng ưu đãi, trong đó cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào DTTS đạt doanh số cho vay đến nay là 37,2 tỷ đồng, nâng tổng dư nợ 12 chương trình tín dụng chính sách trên toàn địa bàn lên trên 1.700 tỷ đồng, riêng tại 12 xã đặc biệt khó khăn của huyện rẻo cao Trạm Tấu hiện có gần 500 hộ người đồng bào dân tộc Mông, Dao, Tày được vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp để kịp thời mua cây con giống, vật tư đầu tư vào sản xuất.
Giám đốc NHCSXH tỉnh Yên Bái, Nguyễn Thanh Hải cho biết: Cùng với các nguồn vốn ưu đãi, chính sách tín dụng ưu đãi đối với đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn đã tạo thành động lực chính giúp các hộ nghèo chủ động sản xuất, thay đổi cơ cấu kinh tế, tăng thêm thu nhập, giảm dần nghèo khó.
Việc áp dụng thực hiện các chính sách dân tộc tại các địa phương trong tỉnh Yên Bái thông qua nhiều cách làm sáng tạo. Nhiều hộ DTTS nỗ lực vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, bằng việc ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, mang lại thu nhập cao, làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất của mình.
Đến thăm gia đình anh Thào A Thèng, dân tộc Mông ở xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu. Được biết, gia đình anh Thèng trước đây rất khốn khó, túng bấn, nhờ vốn ay ưu đãi giờ đây gia đình anh đã thoát nghèo. “Mình được vay vốn ưu đãi, vợ chồng đã nuôi bò, trồng lúa và chăm sóc đồi chè sạch, để đến hôm nay hết nghèo rồi, sắp tới sẽ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn và không thiếu đồng nào đâu”, anh Thèng bộc bạch.
Cũng như anh Thèng, chị Lường Thị Lài, dân tộc Dao ở thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình được vay vốn hộ nghèo và hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn 36 triệu đồng. Nhờ số tiền vay kịp thời, cùng với sự lao động cần cù của mọi thành viên trong gia đình, đàn lợn giống và cặp bò lai sin đã giúp gia đình chị thoát nghèo ổn định cuộc sống. Chị chia sẻ: “Có vốn vay trong tay, gia đình tôi đã có cơ hội làm ăn khấm khá đấy. Vài tháng nữa, chúng tôi sẽ bán bớt lợn và bò đi để dành tiền đầu tư nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà”.
Để nâng cao chất lượng sử dụng vốn chính sách và nguồn vốn dành riêng cho đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn, NHCSXH tỉnh Yên Bái tiếp tục phối hợp với các cấp chính quyền trên địa bàn phối hợp tổ chức, triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động của 2.534 Tổ tiết kiệm và vay vốn, duy trì hoạt động 180 Điểm giao dịch tại xã, nhằm thực hiện tốt tín dụng chính sách, góp phần đắc lực vào chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới ở tỉnh miền núi Tây Bắc.
Bài và ảnh Minh Phương
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Hành trình tạo lập cơ chế nguồn vốn địa phương để cho vay giảm nghèo bền vững tại TP Hồ Chí Minh
- » Động lực giúp người nghèo ở Cao Phong
- » Đồng hành cùng người nghèo miền Tây xứ Nghệ
- » Nỗ lực vượt khó cùng huyện miền núi Vĩnh Thạnh
- » NHCSXH huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đạt giải cuộc thi “Tìm hiểu Tiền Việt Nam”
- » Đồng vốn chính sách giúp nông dân “vượt bão”
- » Sức sống mới trên quê hương Nghĩa Đàn
- » Nhiều kỳ vọng từ nguồn vốn chính sách
- » “Có NHCSXH người dân không còn lo cái nghèo”
- » Vốn về liên tục vườn bưởi Diễn “sinh sôi”