Động lực giúp người nghèo ở Cao Phong
Hiện nay, với dư nợ đạt gần 200 tỷ đồng, nguồn vốn ưu đãi chiếm trên 30% tổng nguồn vốn đầu tư vào huyện Cao Phong. Tín dụng chính sách giúp bà con có điều kiện đầu tư mua cây giống, vật tư, mở rộng, chuyển đổi diện tích đồi rừng tạp thành những vườn cam trù phú.
Thực tế ở huyện Cao Phong cho thấy, các hội, đoàn thể đã thông qua 198 Tổ tiết kiệm và vay vốn làm tốt công tác uỷ thác cho vay, quản lý vốn cũng như huy động, tiết kiệm. Cụ thể đã tham gia uỷ thác trên 176 tỷ đồng, chiếm 98% tổng dư nợ của NHCSXH huyện, đồng thời còn huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn gần 2 tỷ đồng và thu nợ được 17,8 tỷ đồng.
Tiêu biểu là Hội Nông dân các cấp nơi đây đã làm cầu nối giữa NHCSXH với hội viên, tạo điều kiện thuận lợi giúp trên 2.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách của 79 Tổ tiết kiệm và vay vốn do hội quản lý vay 65 tỷ đồng của 11 chương trình tín dụng chính sách để đầu tư sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi, xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chăm lo việc ăn học cho con em…
Nhờ thủ tục vay vốn ngày càng đơn giản, thuận tiện cũng như công tác phối hợp giữa NHCSXH với các hội, đoàn thể đã giúp cho đồng vốn được giải ngân đúng đối tượng, nhanh chóng, thuận lợi. Nhiều gia đình có cơ hội phát triển SXKD, tạo việc làm, tăng thu nhập cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo.
Gia đình anh Đỗ Bá Sơn trước đây là hộ nghèo ở xóm Hồng Vân, xã Bắc Phong. Năm 2011 được vay 30 triệu đồng vốn ưu đãi để nuôi gà thả đồi. Sau 5 năm chăm sóc chu đáo, đàn gà tăng đều từ 300, 500 rồi 1.000 con. Đến nay, gia đình anh Sơn không chỉ trả nợ xong số tiền vay ban đầu mà còn có vốn đầu tư trồng 500 gốc cam lòng vàng, anh cũng vừa xây được căn nhà 4 gian kiên cố, thoáng đãng.
Tương tự, ông Đỗ Danh Kiệt ở khu phố 1 thị trấn Cao Phong đã sử dụng 25 triệu đồng vốn vay ưu đãi để mua phân bón, thuốc trừ sâu chăm sóc đồi cam canh, chanh đào. “Nhờ nguồn vốn chính sách hỗ trợ mà kế hoạch sản xuất của gia đình được thực hiện trọn vẹn. Thời hạn vay 3 năm cũng đủ để gia đình tôi có thời gian tích luỹ, mở mang sản xuất, nâng cao cuộc sống”, ông Kiệt cho biết.
Có thể khẳng định, nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đã và đang được NHCSXH huyện Cao Phong quản lý hiệu quả, cho vay đúng đối tượng và thực sự trở thành động lực quan trọng giúp bà con có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo, nâng cao cuộc sống.
Bài và ảnh Dư Thắng
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Hành trình tạo lập cơ chế nguồn vốn địa phương để cho vay giảm nghèo bền vững tại TP Hồ Chí Minh
- » Đồng hành cùng người nghèo miền Tây xứ Nghệ
- » Nỗ lực vượt khó cùng huyện miền núi Vĩnh Thạnh
- » NHCSXH huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đạt giải cuộc thi “Tìm hiểu Tiền Việt Nam”
- » Đồng vốn chính sách giúp nông dân “vượt bão”
- » Sức sống mới trên quê hương Nghĩa Đàn
- » Nhiều kỳ vọng từ nguồn vốn chính sách
- » “Có NHCSXH người dân không còn lo cái nghèo”
- » Vốn về liên tục vườn bưởi Diễn “sinh sôi”
- » Đổi đời nhờ vốn vay ưu đãi