(VBSP News) Cứ mỗi độ xuân sang, Hà Nội lại ngập tràn sắc màu rực rỡ của các loài hoa... Hoa xuống phố, vào từng ngôi nhà, khoe sắc cùng gia chủ đón tân niên. Trong rực rỡ sắc màu của hoa ấy, có một phần từ hiệu quả đầu tư vốn tín dụng chính sách của những hộ nghèo ven đô, lấy nghề trồng hoa, cây cảnh làm đẹp cho đời và làm kế sinh nhai thoát nghèo bền vững.
Những năm qua, Hà Tĩnh đã có sự thay da đổi thịt trong phát triển kinh tế và nâng cao đời sống người dân. Các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ được NHCSXH triển khai thực hiện đã giúp Hà Tĩnh có thêm nguồn lực quan trọng để thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, giải quyết việc làm và xây dựng nông thôn mới.
(VBSP News) Cứ mỗi độ xuân về, “Vương quốc” hoa cảnh ở xứ Dừa (Bến Tre) lại ngập tràn sắc hoa, cây cảnh như níu chân du khách khi đến đây tham quan. Những loài hoa đua nhau khoe sắc bên nụ cười của những nghệ nhân trồng hoa... đang tạo nên bức tranh đầy màu sắc đặc biệt ở làng hoa này.
Thanh Hóa có 11 huyện miền núi, trong đó có đến 7 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a của Chính phủ (Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân), trước đây, bà con nông dân, nhất là người nghèo, đồng bào DTTS ở vùng cao chỉ quen với tập quán canh tác lạc hậu, tự cung tự cấp, ngại ngần cả việc vay mượn tiền vốn, cho dù đó là vốn vay của Chính phủ có lãi suất ưu đãi và còn không biết áp dụng KHKT vào sản xuất. Tuy nhiên, những năm gần đây, được chính quyền, các tổ chức hội, đoàn thể địa phương và NHCSXH tuyên truyền, hướng dẫn, người dân đã mạnh dạn vay vốn chính sách, sử dụng vốn vay vào phát triển sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, chăm sóc quản lý rừng, khôi phục ngành nghề truyền thống... Nhờ đó, đã thoát dần cảnh nghèo, ổn định cuộc sống.
Cứ mỗi mùa xuân về, khắp thôn quê của vùng biên giới Lạng Sơn lại có những đổi mới. Rừng xanh ngút ngàn hơn, nhà cửa kiên cố nhiều hơn và đường đi cũng rộng mở hơn. Nhà nhà thêm phần no ấm, hạnh phúc. Góp phần vào bức tranh ấy là những chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ đang được NHCSXH thực hiện.
Trong những năm qua, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã giảm dần theo từng năm, từ 5,8% năm 2011 xuống còn 2,2% vào cuối năm 2015, là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo thấp so với cả nước, năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo chung cả nước 6% thì Bắc Ninh chỉ ở mức 2,56%. Đạt được những kết đó là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, đặc biệt có sự đóng góp của nguồn vốn tín dụng chính sách do NHCSXH triển khai thực hiện trong suốt 13 mùa xuân qua.
(VBSP News) Những năm gần đây, với hiệu quả kinh tế cao mà cây cam mang lại, tỉnh Hòa Bình đã xác định cây cam nói riêng và cây có múi có bình thường là cây trồng chủ lực tại địa phương. Theo đó, tỉnh đã ban hành hẳn một Nghị quyết về phát triển một số vật phẩm trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn, trong đó có cây cam, đồng thời quy hoạch phát triển sản xuất cam an toàn tập trung đến năm 2020. Các vùng trồng cam tập trung với quy mô lớn được hình thành, áp dụng KTKH tiên tiến, người nông dân trồng cam cũng được tạo điều kiện để tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ thông qua NHCSXH.
(VBSP News) Những năm qua, NHCSXH tỉnh Hải Dương đã nỗ lực chuyển tải nguồn vốn vay ưu đãi tới hộ nghèo và các đối tượng chính sách, các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ được NHCSXH triển khai thực hiện đã giúp tỉnh Hải Dương có thêm nguồn lực quan trọng để thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, giải quyết việc làm và xây dựng nông thôn mới.
(VBSP News) Phú Yên là một tỉnh thuần nông với hơn 80% dân số sống ở nông thôn và trên 70% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, 5 năm qua 2010 - 2015, đã huy động trên 22.486 tỷ đồng để đầu tư cho vùng nông thôn, trong đó vốn tín dụng cho vay để phát triển sản xuất khoảng 13.400 tỷ đồng. Trong số này có phần đóng góp đáng kể của nguồn vốn chính sách của Chính phủ được NHCSXH tỉnh Phú Yên triển khai thực hiện.
(VBSP News) Thời gian qua, NHCSXH tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện hiệu quả cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
(VBSP News) Ai đã đến và đã biết Bình Liêu (Quảng Ninh) thì hôm nay trở lại sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước những đổi thay của miền biên viễn cực bắc của Quảng Ninh. Bình Liêu nay không còn hình ảnh những thửa ruộng “ngủ đông”, không còn những nhà tranh vách đất, không còn những trẻ em mặt mũi nhem nhuốc... Bình Liêu hôm nay đón khách bằng những ngôi nhà kiên cố, những đồi keo, vườn dong riềng xanh mướt mắt. Diện mạo kinh tế - xã hội ở huyện với 96% số dân là đồng bào DTTS đang có nhiều chuyển biến tích cực.
Nằm ở phía Nam Tây Nguyên, tỉnh Lâm Đồng có 10 huyện, 2 thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc, dân số hơn 1,2 triệu người, có 1 huyện nghèo và 73 xã thuộc vùng khó khăn, nơi đây cũng nổi tiếng với những cao nguyên như Di Linh, Lang Biang, khí hậu ôn hòa, quanh năm mát mẻ. Là khu vực đầu nguồn của hệ thống sông suối lớn, địa hình đa số là núi và cao nguyên với độ cao trung bình từ 800 đến 1.000m, cũng là nơi có nhiều thung lũng nhỏ bằng phẳng, với những cánh đồng, đồi đất màu mỡ phù hợp với phát triển cây trái đặc sản...
(VBSP News) Được xem là một trong những nơi gặp “thiên thời - địa lợi - nhân hòa” nhất vùng Bắc Bộ, các huyện dọc triền đê sông Hồng của tỉnh Hưng Yên luôn có khí hậu ấm mát, nguồn đất phù sa màu mỡ phù hợp với các loại cây ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế cao như chuối, nhãn, táo, bưởi, cam, quất và những đàn ong mật, gà Đông Tảo nổi tiếng.
(VBSP News) Đắk Lắk là tỉnh trung tâm của khu vực Tây Nguyên, kinh tế chủ yếu là nông - lâm sản có diện tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất nước, với diện tích 182.343ha và sản lượng thu hoạch hàng năm đạt trên 400 nghìn tấn, chiếm 40% sản lượng cả nước. Ngoài ra, Đắk Lắk còn là tỉnh có diện tích trồng nhiều cây công nghiệp như cao su, ca cao và hồ tiêu lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, điều kiện kinh tế - xã hội của Đắk Lắk vẫn còn những hạn chế, khó khăn nhất định.
(VBSP News) Sự chịu thương, chịu khó và hình ảnh người phụ nữ tảo tần khuya sớm, gồng gánh lo cho gia đình được ví như những thân cò lặn lội sớm hôm. Phát huy đức tính tốt đẹp đó, nhiều phụ nữ ở vùng sông nước Nam Bộ, trong đó có tỉnh Hậu Giang đã tích cực tham gia vào các mặt công tác và trong lao động sản xuất, trở thành những tấm gương điển hình tiên tiến.
(VBSP News) Ngay sau khi Quyết định số 28 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/9, cùng với các đơn vị khác trong cả nước, NHCSXH tỉnh Gia Lai đã nhanh chóng chỉ đạo các Phòng giao dịch cấp huyện thực hiện giải ngân, đưa đồng vốn kịp thời đến với những hộ mới thoát nghèo để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống và thoát nghèo bền vững.
(VBSP News) Thời gian qua, các chương trình tín dụng ưu đãi được NHCSXH TP. Cần Thơ thực hiện như một cứu cánh đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, và mới đây Quyết định số 28 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo đã trở thành động lực trong hành trình thoát nghèo bền vững của người dân.
Tại huyện Châu Thành (Tiền Giang), hơn 12 năm hoạt động, NHCSXH huyện đã tạo điều kiện cho 34.552 lượt hộ vay, trong đó có 11.315 hộ thoát nghèo, thu hút và tạo việc làm mới cho 11.578 lao động tại địa phương, giúp 9.003 lượt HSSV được vay vốn đến trường, xây dựng 4.282 công trình nước sạch, 4.972 công trình vệ sinh, 1.687 nhà ở cho hộ nghèo. Tính đến nay, tổng dư nợ của NHCSXH huyện Châu Thành đạt gần 200 tỷ đồng. Vốn tín dụng chính sách được các hộ đầu tư vào nhiều lĩnh vực như chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, với nhiều mô hình.
(VBSP News) Những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên cơ bản ổn định và có một số mặt phát triển; thu nhập bình quân đầu người cao hơn so với trước, giá cả các mặt hàng nông - lâm - thủy sản tăng lên. Tuy nhiên, khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt thấp, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, thời tiết nắng hạn kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, cây sắn, mía mất mùa... làm cho cuộc sống của bà con gặp nhiều khó khăn, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo của khu vực miền Trung, những năm qua, các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ được NHCSXH triển khai thực hiện đã giúp tỉnh Hà Tĩnh có thêm nguồn lực quan trọng để thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, giải quyết việc làm và xây dựng nông thôn mới.