Thêm sắc Xuân trên vùng biên thùy
Để đồng vốn ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng và được sử dụng hiệu quả, NHCSXH huyện Lộc Bình thường xuyên phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể duy trì mọi hoạt động giao dịch tại xã, kể cả các xã vùng sâu, vùng cao, giao thông cách trở, vào bất cứ ngày nghỉ hay thời tiết khắc nghiệt. Tiếp đến là việc chỉ đạo các Tổ tiết kiệm và vay vốn tiến hành bình xét công khai, công bằng, dân chủ để hộ nghèo và các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số được thụ hưởng tín dụng ưu đãi.
Đặc biệt quán triệt Chỉ thị 40 của Ban Bí thư TW Đảng cùng việc triển khai mạnh mẽ các Nghị quyết của cấp ủy, chính quyền địa phương về tín dụng chính sách xã hội, từ đầu năm 2015 đến nay, NHCSXH huyện Lộc Bình đã làm tốt công tác rà soát, thống kê chính xác, bổ sung đầy đủ chính sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo để thực hiện cho vay đúng đối tượng và kịp thời hỗ trợ nguồn vốn cho sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tính đến hết năm 2015, doanh số cho vay của NHCSXH huyện Lộc Bình đạt gần 60 tỷ đồng, nâng tổng dư nợ toàn vùng biên thùy này lên 225 tỷ đồng.
Nguồn vốn chính sách đã tạo điều kiện thuận lợi cho vùng biên Lộc Bình vươn mình, tập trung phát triển thế mạnh nông - lâm nghiệp được lựa chọn. Toàn dân từ vùng núi cao đến miền đồi thấp hăng hái thi đua sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập. Nghèo khó đã lùi dần, cuộc sống đồng bào từ thôn ven đường đến bản làng xa xôi hẻo lánh cũng tươi vui dần.
Đơn cử như gia đình ông Hoàng Văn Thượng ở thôn Đồng Mô, xã Quang Nam mới ngày nào còn chật vật lo cái ăn, cái mặc nhưng từ đầu mùa xuân năm 2012 thông qua Hội CCB xã, ông đã được vay 30 triệu đồng vốn hộ nghèo đào ao thả cá, xây chuồng nuôi nhím, lợn rừng lai. Nhờ cần cù lao động và biết cách đầu tư tiền vốn, kỹ thuật nên mô hình chăn nuôi tổng hợp đã cho thu lãi tới trăm triệu đồng. Cuối năm 2014, nhà ông được thoát khỏi danh sách hộ nghèo. Hay như gia đình anh Hoàng Văn Nam ở khu Na Rầy, thị trấn Lộc Bình, 3 năm trước với số vốn vay ưu đãi, vợ chồng anh đã xây chuồng trại chăn nuôi lợn nái, trồng hồng không hạt. Đến nay nhà anh không những thoát nghèo, trả xong nợ nần, mà còn đạt danh hiệu thi đua nông dân SXKD giỏi cấp tỉnh với cơ ngơi 1.200m2 chuồng trại nuôi 20 con lợn nái, 150 con lợn bột, ước tính trước Tết Nguyên Đán năm nay bán ra thị trường khoảng 80 con lợn thịt thu nhập trên 200 triệu đồng.
Có thể nói, nguồn vốn chính sách đã góp phần làm cho bộ mặt vùng biên thùy Lộc Bình đổi thay, thêm sắc Xuân. “Năm 2016, NHCSXH huyện Lộc Bình tiếp tục ưu tiên nguồn vốn cho người nghèo, triển khai các giải pháp phù hợp nhằm phục vụ chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới ở vùng biên giới”, Giám đốc NHCSXH huyện Lộc Bình, Phạm Minh Hà cho hay.
Bài và ảnh Trần Tuấn
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Tăng mức cho vay học sinh, sinh viên lên tối đa 1,25 triệu đồng/tháng
- » Cuộc sống tươi vui ở vùng kinh tế mới Tây Nguyên
- » Nâng cao chất lượng cuộc sống vùng cao biên giới
- » Tăng việc làm và giảm nghèo bền vững
- » Hành trình đưa vốn chính sách đến vùng khó ở Kon Tum
- » Một vốn 4 lời
- » Vốn chính sách “khơi nguồn” nước sạch
- » Đổi thay trên vùng Đất Đỏ
- » Sử dụng vốn vay ưu đãi trồng rừng, thoát nghèo
- » Hiệu quả tín dụng chính sách trên quê hương Kinh Bắc