Tăng việc làm và giảm nghèo bền vững
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
“Trong tổng dư nợ hơn 5.100 tỷ đồng với 13 chương trình cho vay, chương trình có mức tăng trưởng cao nhất năm 2015 là cho vay hộ cận nghèo tăng 370 tỷ đồng, tiếp đến là cho vay NS&VSMTNT tăng 216 tỷ đồng…”. |
Là địa phương xuất phát điểm có nhiều khó khăn, sau hơn 4 năm, đến tháng 3/2015 xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới. Chủ tịch UBND xã Đại Thắng, Phạm Văn Hùng cho biết, tỷ trọng nông nghiệp của Đại Thắng chỉ chiếm 23%, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chiếm hơn 70%. Phương châm của địa phương lấy phát triển nông nghiệp là trọng tâm, phát triển ngành nghề là mũi nhọn.
Tín dụng chính sách trong 5 năm qua đã giúp hàng trăm hộ dân ở địa phương vay vốn tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. “Vốn chính sách đã góp phần giúp địa phương giảm hộ nghèo và đạt tiêu chí nước sạch và vệ sinh môi trường…”, ông Hùng khẳng định.
Vĩnh Quỳnh là một trong những xã mới nhất của huyện Thanh Trì hoàn thành xây dựng nông thôn mới trong năm 2015. Là xã ngoại thành, dân số đông, kinh doanh, dịch vụ phát triển nên ngoài cho vay phát triển nông nghiệp, nước sạch và vệ sinh môi trường, vốn tín dụng chính sách còn cho vay tạo việc làm, buôn bán nhỏ. Chị Nguyễn Thị Lựu ở thôn Quỳnh Đô tâm sự: “Trước đây gia đình tôi được vay vốn hộ nghèo và đã thoát nghèo. Mới đây tôi lại được vay 30 triệu đồng chương trình hộ mới thoát nghèo để thêm vốn kinh doanh ngoài chợ”.
Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Quỳnh, Nguyễn Đình Hiếu cho biết: Hiện tổng dư nợ tín dụng ưu đãi trên địa bàn toàn xã đạt hơn 20 tỷ đồng, vốn chính sách đã góp phần quan trọng giúp địa phương hoàn thiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.
Đồng hành xây dựng nông thôn mới
Vốn chính sách được thực hiện trên địa bàn thành phố trong những năm qua đã tập trung cho các chương trình tín dụng tham gia hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của thành phố như tạo việc làm, giảm nghèo bền vững, xây dựng các công trình NS&VSMTNT.
Giám đốc NHCSXH huyện Phú Xuyên, Phan Cao Quảng khẳng định, trong tổng dư nợ 212 tỷ đồng thì một số chương trình tín dụng vốn chính sách trên địa bàn huyện có dư nợ lớn như cho vay hộ nghèo 70 tỷ đồng; giải quyết việc làm gần 44 tỷ đồng; NS&VSMTNT 42 tỷ đồng… Đối với huyện Thanh Trì, cơ cấu các chương trình tín dụng cũng được điều chỉnh theo nhu cầu của người dân và chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Giám đốc NHCSXH huyện Thanh Trì, Vũ Thị Nhiễu cho biết: “Có 2 trong số 8 chương trình tín dụng phát huy hiệu quả rõ nét trong xây dựng nông thôn mới ở các xã. Đó là chương trình cho vay làm công trình NS&VSMTNT có dư nợ lớn nhất (hơn 57,5 tỷ đồng), kế đến là chương trình giải quyết việc làm (hơn 43,8 tỷ đồng)…”. Nguồn vốn tín dụng chính sách trong năm 2015 trên địa bàn huyện đã giúp 110 hộ thoát nghèo, hơn 1.500 lao động có việc làm; giúp 1.471 hộ cải tạo, xây mới công trình NS&VSMTNT…
Bài và ảnh Phương Đông
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Một vốn 4 lời
- » Vốn chính sách “khơi nguồn” nước sạch
- » Đổi thay trên vùng Đất Đỏ
- » Sử dụng vốn vay ưu đãi trồng rừng, thoát nghèo
- » Hiệu quả tín dụng chính sách trên quê hương Kinh Bắc
- » Đón xuân mới trong “ngôi nhà 167”
- » Niềm vui của hộ mới thoát nghèo ở vùng đất mũi Cà Mau
- » Giúp người nghèo Pác Nặm vươn lên
- » Ngành Ngân hàng phát động phong trào thi đua năm 2016
- » Ngày mới ở miền biển Xuân Thành