“Phao” cứu sinh cho hộ dân vùng khó
Ổn định sản xuất
Dẫn chúng tôi đi thăm khu chuồng lợn có 16 con lợn thịt và 4 con lợn nái, ông Tiền Phi Săng ngụ ở ấp Bá Huê, xã Tần Duyệt, huyện Đầm Dơi, phấn khởi nói: “Năm 2015, nhờ được vay vốn từ chương trình tín dụng hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn của NHCSXH, tôi đầu tư làm chuồng trại và mua con giống về chăn nuôi lợn. Hiện 16 con lợn thịt sắp xuất bán, ước lãi gần 26 triệu đồng”.
Cũng là một trong những hộ trong vùng khó khăn được vay vốn chính sách, ông Tiêu Hoàng Văn, ngụ cùng ấp Bá Huê, bộc bạch: “Những năm gần đây đời sống kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn do đầu tư vào mô hình tôm công nghiệp không hiệu quả. Được vay 10 triệu đồng từ chương trình tín dụng hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn của NHCSXH tỉnh, tôi đầu tư vào 7.000m² đất nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp nuôi cua. Mỗi tháng gia đình tôi thu về khoảng 3,5 triệu đồng, đời sống gia đình từ đó đỡ phần vất vả”.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Duyệt, Phạm Hoàng Tuấn chia sẻ: “Đến nay Hội Nông dân xã nhận ủy thác tín dụng ưu đãi từ NHCSXH và đã cho khoảng 230 hộ vay với khoảng 1,8 tỷ đồng. Riêng chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn đã giải ngân khoảng 260 triệu đổng, giúp nhiều hộ dân ổn định sản xuất”.
Cho vay đúng đối tượng
Phó Giám đốc NHCSXH huyện Đầm Dơi, Trần Ngọc Tâm cho biết, huyện có 9/16 xã thuộc danh mục đơn vị hành chính vùng khó khăn. Đến hết tháng 7, tổng dư nợ của chương trình là gần 24,5 tỷ đồng với 1.479 hộ được thụ hưởng. “Vốn đã giúp xây dựng nhiều mô hình hiệu quả, giúp nhiều hộ phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, góp phần bảo đảm an sinh xã hội vùng khó khăn”, Phó Giám đốc NHCSXH huyện Đầm Dơi cho hay.
Theo ông Phan Văn Lùng - Giám đốc NHCSXH tỉnh Cà Mau, tính đến hết tháng 7/2016, tổng dư nợ tín dụng chính sách ưu đãi trên địa bàn tỉnh đạt hơn 1.834 tỷ đồng. Trong đó, chương trình cho vay vốn hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn đạt dư nợ hơn 227,5 tỷ đồng với 11.374 hộ vay.
“Tuy nhiên, nguồn vốn bổ sung hàng năm còn hạn chế so nhu cầu thực tế tại địa phương dẫn đến nhiều mô hình hiệu quả nhưng không có vốn để mở rộng phát triển SXKD; nhiều hộ đủ điều kiện, có nhu cầu về vốn nhưng chưa được xét cho vay”, Giám đốc Phan Văn Lùng cho biết thêm.
Bài và ảnh Chúc Ly
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Xuân Giao phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi
- » “Tích tiểu thành đại”
- » Làm tròn nhiệm vụ uỷ thác vay vốn chính sách
- » Hiệu quả nguồn vốn chính sách ở Trung du miền núi Phú Thọ
- » Các hội, đoàn thể ở TX Gò Công làm tốt công tác nhận ủy thác vốn vay
- » Tổng Giám đốc NHCSXH là thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia
- » Nghiên cứu kỹ để kịp thời thực hiện ngay khi được giao vốn
- » Gửi tiết kiệm hàng tháng không làm khó người thu nhập thấp vay vốn mua NOXH
- » Triển vọng nuôi bò nhóm hộ ở Kon Tum
- » Người nghèo tại Thừa Thiên - Huế an tâm trước mùa mưa lũ