Khởi sắc nhờ nguồn vốn chính sách
Đưa vốn đến gần dân
Với phương châm đưa vốn đến gần dân hơn, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với vốn ưu đãi, giảm bớt thời gian, chi phí đi lại, toàn huyện Ba Vì có 31 Điểm giao dịch tại các xã, thị trấn. Tại các Điểm giao dịch, các chính sách tín dụng ưu đãi được NHCSXH huyện niêm yết công khai, người vay giao dịch trực tiếp vào ngày cố định hàng tháng trước sự chứng kiến của đại diện chính quyền địa phương cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và ban quản lý tổ.
Xác định vai trò quan trọng của nguồn vốn tín dụng đối với phát triển nông thôn, NHCSXH huyện Ba Vì đã phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội gắn công tác tuyên truyền về chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi với chương trình xây dựng nông thôn mới.
Tính đến hết tháng 5/2022, toàn huyện đã có trên 100.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng chính sách để phát triển SXKD, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống với tổng dư nợ đạt 852,6 tỷ đồng. Trong đó, trên 39.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, 191 lượt hộ nghèo là người DTTS thiếu đất sản xuất.
Chị Đặng Thị Thu Hà, hội viên phụ nữ thôn 3, xã Ba Trại, huyện Ba Vì chia sẻ: “Hội Phụ nữ xã, chi hội phụ nữ thôn kết hợp cùng Tổ tiết kiệm và vay vốn tìm hiểu kỹ nhu cầu, tạo điều kiện cho gia đình tôi vay vốn ưu đãi. Nhờ nguồn vốn vay đầu tư phát triển kinh tế gia đình, chúng tôi mới có cơ ngơi như ngày hôm nay”.
Tạo động lực cho xây dựng nông thôn mới
Bên cạnh giúp các hộ dân phát triển sản xuất, nguồn vốn tín dụng chính sách cũng góp phần quan trọng trong thực hiện và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Vì. Thông qua các chương trình hỗ trợ cho vay vốn, đã có gần 18.700 lượt hộ dân huyện Ba Vì thoát nghèo; trên 33.000 lao động được tạo việc làm; trên 16.000 lượt HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để trang trải chi phí học tập; hơn 41.000 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn được xây mới và nâng cấp, gần 1.600 hộ nghèo xây dựng nhà ở kiên cố. Qua đó, góp phần giúp các địa phương hoàn thành tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm, nhà ở dân cư trong xây dựng nông thôn mới.
Chủ tịch UBND xã Tản Lĩnh Phạm Đình Hùng cho biết: Xã đã về đích nông thôn mới năm 2021. Để đạt được thành quả này, ngoài những nguồn lực đầu tư khác, thì nguồn vốn từ NHCSXH có vai trò rất quan trọng. Nguồn vốn này đã giúp cho bà con nhân dân trong xã có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Hiện toàn xã chỉ còn 12 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1%, đạt chỉ tiêu về giảm nghèo trong xây dựng nông thôn mới.
Trong 20 năm qua, vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% xã, thị trấn trong huyện Ba Vì, tập trung ưu tiên cho vay các xã vùng đồng bào DTTS, vùng khó khăn, các xã miền núi, xã đảo Minh Châu… Qua đó, từ một địa bàn còn nhiều khó khăn, đến nay, huyện Ba Vì đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 3% năm 2010 xuống còn 0,82% năm 2021.
Bài và ảnh Khuất Duyên
Các tin bài khác
- » Tín dụng chính sách xã hội - Điểm sáng 20 năm qua tại TP Sóc Trăng
- » Huyện Quảng Ninh tổng kết 20 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội
- » Hai mươi năm đồng hành giúp dân làm giàu
- » Hòa Thành tổng kết 20 năm thực hiện tín dụng chính sách
- » Đồng hành cùng người nghèo trên cao nguyên Mộc Châu
- » Kim Sơn đưa nguồn vốn ưu đãi đến tay người nghèo
- » Tín dụng chính sách 20 năm đồng hành với người nghèo Lý Sơn
- » Hơn 79.000 lượt khách hàng được vay vốn ưu đãi
- » NHCSXH làm việc với đoàn công tác đến từ Papua New Guinea
- » Nhiều địa phương phát triển kinh tế - xã hội từ nguồn vốn chính sách