Hơn 45 nghìn lượt hộ cận nghèo ở Tiền Giang được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi
Tại tỉnh Tiền Giang, NHCSXH đã tạo điều kiện cho 45.524 lượt hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh được vay vốn từ chương trình. Đến nay, tổng số tiền giải ngân của chương trình hộ cận nghèo đạt 474 tỷ đồng, giúp hàng chục nghìn hộ cận nghèo đầu tư vào chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy hải sản mang lại giá trị kinh tế cao.
Điển hình là hộ gia đình ông Cao Văn Hiếu, ông Nguyễn Văn Chín, ông Phạm Văn Quang, bà Phạm Thị Đầm là các hộ cận nghèoở ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho, mỗi hộ vay 50 triệu đồng để chăn nuôi bò. “Nhờ 50 triệu đồng tiền vay, gia đình tôi mua thêm được 2 con bò, nâng tổng số bò của gia đình lên 4 con, vừa rồi thương lái đến trả giá 4 con bò 145 triệu đồng, nếu bán tôi hoàn toàn đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng và còn có lãi”, bà Phạm Thị Đầm vui vẻ cho biết. Còn theo ông Cao Văn Trung - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho hiện tổ đang quản lý 25 hộ vay nguồn vốn tín dụng chính sách, trong đó có 4 hộ được vay đến 50 triệu đồng chương trình tín dụng đối với hộ cận nghèo, với tổng dư nợ đến nay là trên 463 triệu đồng. Đa số các hộ tiếp cận được nguồn vốn vay chính sách đều sử dụng có hiệu quả, cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.
Từ thực tế các mô hình vay vốn cho thấy, chương trình cho vay hộ cận nghèo ngày càng tạo được hiệu quả thiết thực, gắn liền với đời sống dân sinh.Ông Huỳnh Lâm Thiện - Chủ tịch UBND xã Mỹ Phước, huyện Tân Phước chia sẻ: “Cho hộ cận nghèo vay vốn không chỉ người dân phấn khởi mà chính quyền địa phương cũng yên tâm bởi có thêm cơ sở cho việc giảm nghèo bền vững. Chương trình đã thực sự trở thành nguồn lực tiếp sức cho rất nhiều hộ có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, ổn địnhcuộc sốngvà thoát hẳn nguy cơ tái nghèo”. Ông Nguyễn Văn Hiệp - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Nghị, huyện Gò Công Đông, nhờ nguồn vốn ưu đãi, nhiều hội viên nông dân là hộ cận nghèo đã mạnh dạn vay vốn khởi nghiệp để phát triển sản xuất, kinh doanh, từng bước cải thiện kinh tế gia đình, nuôi con học hành đến nơi đến chốn.
Có được những kết quả đó, NHCSXH tỉnh Tiền Giang đã chủ động tập trung tuyên truyền, hướng dẫn các xã, thị trấn về đối tượng, quy trình, thủ tục, thời hạn cho vay. Các hộ cận nghèo có nhu cầu vay vốn sẽ được bình xét công khai tại các Tổ tiết kiệm và vay vốn và lập danh sách gửi về Ban giảm nghèo xã. Việc phê duyệt hồ sơ, danh sách các hộ vay vốn được công khai, dân chủ. Nhờ đó, tất cả các hộ cận nghèo đủ điều kiện và có nhu cầu đều được tiếp cận vốn vay ưu đãi một cách nhanh nhất. Quy trình giải ngân được thực hiện trực tiếp tại các Điểm giao dịch ở các xã, thị trấn dưới sự giám sát chặt chẽ của UBND xã, Ban giảm nghèo và các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác.
Để phát huy hơn nữa hiệu quả của chương trình, trong thời gian tới, NHCSXH tiếp tục phối hợp cùng các Sở, ban, ngành, hội, đoàn thể các cấp trong việc định hướng cho hộ cận nghèo cách làm kinh tế, chuyển đổi mô hình cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với từng địa phương, từng hộ gia đình. Có như vậy, nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ mới trở thành “cú hích” giúp hộ cận nghèo vươn lên ổn định cuộc sống.
Bài và ảnh Đặng Kim Loan
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Vốn ưu đãi “trợ lực” cho hộ nghèo ở Lý Sơn
- » Vào Tổ Hợp tác, được cả vốn lẫn lời
- » Giải bài toán thoát nghèo ở Yên Dũng
- » Vốn chính sách góp phần nâng cao đời sống người dân Bác Ái
- » Hiệu quả tín dụng chính sách trên quê hương cách mạng
- » “Đồng vốn khônˮ
- » Phụ nữ Hạ Hòa giúp nhau thoát nghèo
- » Bộ trưởng, Chủ nhiệm Giàng Seo Phử: CHÚNG TÔI VẪN CHƯA BẰNG LÒNG
- » Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp nước Cộng hòa Thống nhất Tanzania học tập kinh nghiệm từ NHCSXH
- » Tập hợp hội viên bằng vốn ủy thác