Vào Tổ Hợp tác, được cả vốn lẫn lời
Đồng vốn đi kèm hợp tác
Thành lập vào năm 2012, với 14 thành viên ban đầu, đến nay Tổ Hợp tác có 20 thành viên với diện tích canh tác 25,5ha. Đa số diện tích trồng cam xoàn và quýt đường của các thành viên đã cho thu hoạch.
Ông Nguyễn Thu Hồ - thành viên Tổ Hợp tác, phấn khởi nói: “Năm 2012, tôi được Hội Nông dân vận động tham gia vào Tổ Hợp tác trồng cây có múi, khi vào tổ tôi được hỗ trợ cho vay 2 lần, tổng cộng 39 triệu đồng từ NHCSXH. Tôi dùng số vốn này để mua giống, cải tạo đất đai xây dựng mô hình trồng cam xoàn và quýt đường. Vụ vừa rồi tôi thu hoạch được hơn 60 triệu đồng, vụ năm nay chắc thu được 130 triệu đồng”.
Bình Trung là ấp nghèo nhất xã Long Bình, nhiều năm trước, tỷ lệ hộ nghèo rất cao, đất đai ở vùng này nhiễm phèn nặng, trồng lúa không hiệu quả, diện tích vườn tạp khá nhiều. Từ thực tế đó, Hội Nông dân xã chủ trương thành lập Tổ Hợp tác trồng cây có múi tại ấp, nhằm cải tạo lại vườn tạp, phát triển sản xuất cây phù hợp cho hiệu quả kinh tế cao. “Trên cơ sở đó, hội cũng đứng ra bảo lãnh, kết hợp với địa phương để giúp cho các hộ trong tổ hợp tác được hỗ trợ vay vốn từ NHCSXH”, Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Bình Nguyễn Hồng Sáng, cho biết.
Nợ quá hạn chỉ còn khoảng 1%
Cũng theo ông Sáng, năm 2012 khi mới thành lập Tổ Hợp tác thì có đến hơn 50% hộ trong tổ thuộc diện hộ nghèo, đến nay chỉ còn 5 hộ. Khi đưa đồng vốn đến với nông dân, hội luôn chú trọng chọn đối tượng có nguyện vọng sản xuất, quyết tâm thoát nghèo, đồng thời thường xuyên đưa những hộ này tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật, tiến bộ KHKT để quá trình canh tác cho hiệu quả cao hơn.
Đánh giá về hoạt động phối hợp với tổ chức Hội Nông dân trên địa bàn huyện, Phó Giám đốc NHCSXH huyện Long Mỹ Nguyễn Nhựt Yến, cho biết: Đến nay, NHCSXH huyện có tổng dư nợ toàn huyện đạt trên 299,6 tỷ đồng cho 22.230 hộ vay vốn. Việc rà soát, bình xét để cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích được chú trọng. Thông qua sự quản lý của các tổ chức hội, đoàn thể tại địa phương, tỷ lệ nợ quá hạn của huyện còn khoảng 1%, ngày càng có nhiều hộ vươn lên trong sản xuất nhờ đồng vốn từ NHCSXH. Mô hình trồng cam xoàn, quýt đường của ấp Bình Trung là mô hình nhiều triển vọng.
Bài và ảnh Chúc Ly
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Giải bài toán thoát nghèo ở Yên Dũng
- » Vốn chính sách góp phần nâng cao đời sống người dân Bác Ái
- » Hiệu quả tín dụng chính sách trên quê hương cách mạng
- » “Đồng vốn khônˮ
- » Phụ nữ Hạ Hòa giúp nhau thoát nghèo
- » Bộ trưởng, Chủ nhiệm Giàng Seo Phử: CHÚNG TÔI VẪN CHƯA BẰNG LÒNG
- » Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp nước Cộng hòa Thống nhất Tanzania học tập kinh nghiệm từ NHCSXH
- » Tập hợp hội viên bằng vốn ủy thác
- » Thanh niên Bạc Liêu vươn lên làm giàu từ vốn chính sách
- » Nông dân Hưng Yên thi đua tích cực làm giàu