Phụ nữ Hạ Hòa giúp nhau thoát nghèo

10/06/2015
(VBSP News) Thời gian qua, Hội Phụ nữ huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) phối hợp với NHCSXH huyện thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Đến nay, tổng dư nợ cho vay ủy thác qua Hội Phụ nữ đạt trên 89,5 tỷ đồng với 4.572 hộ vay, tăng 3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2014; trong đó có 1.869 hộ nghèo và hộ cận nghèo được vay gần 45 tỷ đồng.
Trong phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo bền vững, Hội Phụ nữ huyện Hạ Hòa đã tích cực triển khai và thực hiện có hiệu quả

Trong phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo bền vững, Hội Phụ nữ huyện Hạ Hòa đã tích cực triển khai và thực hiện có hiệu quả

Các cấp Hội Phụ nữ đã cụ thể hóa chương trình phối hợp hoạt động, mở các lớp tập huấn chuyển giao KHKT về chăn nuôi, trồng trọt đưa tiến bộ KHKT và các loại giống mới vào sản xuất, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cung cấp cho thị trường những sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, các hộ nghèo, hộ cận nghèo có điều kiện để phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập và thoát nghèo bền vững. Cũng từ nguồn vốn này, nhiều hộ gia đình xây dựng các mô hình phát triển kinh tế như: Trồng, chăm sóc chè sạch; nuôi trồng thủy sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm; mô hình trang trại tổng hợp; trồng bí đao da xanh, trồng rau an toàn… cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng, góp phần nâng cao đời sống người dân trên địa bàn.

Điển hình như gia đình chị Lê Thị Hiển ở xã Cáo Điền. Xuất phát từ hộ nghèo nhưng với sự cần cù, chịu khó học hỏi, chị Hiển được NHCSXH cho vay 15 triệu đồng để chuyển đổi phát triển kinh tế theo mô hình VACR, nuôi trâu, bò sinh sản, tạo công ăn việc làm cho các thành viên trong gia đình; trồng 1,5ha chè, 4 sào ruộng trồng lúa được thay bằng giống lúa mới chất lượng cao; 4 - 5 sào vườn, 1 sào ao thả cá, trồng cây ăn quả, trồng rau, nuôi gà thả vườn. Tính đến nay, tổng thu nhập bình quân trừ chi phí gia đình chị Hiển thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Trước đây gia đình chị Hoàng Thị Hòa ở xã Vô Tranh rất nghèo. Được sự quan tâm tạo điều kiện của Hội Phụ nữ xã và NHCSXH, chị Hòa đã được vay vốn chương trình tín dụng hộ nghèo 10 triệu đồng. Chị đã mạnh dạn đầu tư nuôi vịt thương phẩm nhưng lại cho hiệu quả rất thấp. Sau một thời gian nghiên cứu, chị đã đúc rút kinh nghiệm và chịu khó lặn lội đi tham quan, học hỏi mô hình chăn nuôi của một số gia đình, chị đã quyết định mạnh dạn đầu tư 600 con vịt đẻ trứng, mở rộng diện tích 5 sào ao thả cá kết hợp là nơi thả vịt. Số tiền bán trứng thu được anh chị tiếp tục đầu tư trên 100 triệu đồng mở rộng chuồng trại, xây dựng lò ấp trứng cung cấp trứng vịt lộn cho thị trường. Đến nay, trừ chi phí, mỗi năm chị thu được trên 140 triệu đồng.

Cũng từ nguồn vốn vay ưu đãi, với 2ha rừng, 22 sào ruộng và 10 sào đất thổ cư, gia đình chị Vũ Thị Hoa ở xã Văn Lang đã đầu tư canh tác phát triển kinh tế theo mô hình trang trại tổng hợp (vườn, ao, chuồng, ruộng) mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thu nhập bình quân từ trang trại tổng hợp mỗi năm 200 - 300 triệu đồng. Không những thế, chị còn tạo công ăn việc làm, giúp đỡ cho nhiều hộ gia đình khó khăn trong làng ngoài xã.

Từ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều hộ gia đình đã tạo được nhiều việc làm mới, kinh tế phát triển, ổn định cuộc sống và thoát nghèo. Các hộ gia đình đã có tích lũy vươn lên làm giàu chính đáng, từng bước góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn.

Theo Báo Phú Thọ

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ

Các tin bài khác