Điển hình thực hiện ủy thác vay vốn chính sách ở vùng cao Ba Bể
Xác định việc ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách là một trong những nhiệm vụ quan trọng, lãnh đạo Hội CCB đã tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên, cử 100% Chủ tịch hội cơ sở tham gia thành viên Ban giảm nghèo cấp xã, thị trấn. Cùng với đó, các cấp Hội CCB đã thường xuyên phối hợp chặt trẽ với NHCSXH huyện và chính quyền tại địa bàn tiến hành khảo sát, nắm bắt nhu cầu vay vốn của hội viên nghèo, củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn, cụ thể như hướng dẫn đôn đốc Tổ tiết kiệm và vay vốn do hội quản lý thực hiện đầy đủ, nghiêm túc hợp đồng ủy thác vay vốn với NHCSXH, tổ chức họp tổ định kỳ tiến hành bình xét công khai, dân chủ các gia đình có đủ điều kiện, có nhu cầu vay vốn chính sách; đôn đốc, kiểm tra việc nộp lãi, trả nợ, tham gia gửi tiền tiết kiệm của hộ vay vốn; thực hiện tuyển chọn đội ngũ cán bộ Ban quản lý, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn… Nhờ vậy, đến nay, số tiền của NHCSXH ủy thác qua Hội CCB huyện Ba Bể đạt trên 33 tỷ đồng, chiếm 13,4% tổng dư nợ ủy thác vốn chính sách với 927 hộ vay; hầu hết Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn là hội viên CCB đã thể hiện rõ sự nhiệt tình, trách nhiệm và biết cách quản lý điều hành, hướng dẫn thành viên trong tổ sử dụng vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả kinh tế.
Liên tục 3 năm qua, tất cả 39 Tổ tiết kiệm và vay vốn do Hội CCB huyện Ba Bể quản lý không còn tình trạng chầy ỳ trả nợ gốc, chậm nộp lãi, góp phần cho toàn hội đạt thành tích dẫn đầu về nâng cao chất lượng tín dụng trong 4 tổ chức nhận ủy thác vay vốn NHCSXH huyện Ba Bể.
Tiêu biểu về Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Nà Mon, xã Quảng Khê do Chi hội trưởng CCB Triệu Đức Cảnh làm Tổ trưởng với 47 thành viên là người Mông, Dao, Nùng được vay vốn ưu đãi thuận lợi. Mỗi khi nhận thông báo từ NHCSXH huyện và UBND xã, bà con trong tổ đã đến dự họp đầy đủ, bình chọn công khai, chính xác cho từng hộ gia đình được vay vốn cùng với tiền vay. Sau từng đợt giải ngân, Tổ trưởng còn trực tiếp nhắc nhở, động viên tổ viên sử dụng vốn vay sao cho hợp lý, đạt kết quả. Với hơn 1 tỷ đồng vốn vay ủy thác cùng sự tận tình công tác của ông Trần Đức Cảnh, các thành viên Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Nà Mon đã chủ động mua trâu sinh sản, thâm canh vườn chè sạch, mở rộng diện tích rau màu vụ đông. Từ đồng vốn chính sách, làng quê xa xôi này hiện tại đã phát triển đàn trâu sinh sản, trâu thịt 169 con và 236ha rừng keo lá tràm xanh tốt và 17 thành viên của Tổ tiết kiệm và vay vốn thoát nghèo bền vững, trong đó có những hộ như anh Triệu Văn Hoạt, ông Nguyễn Quốc Tuyền, bà Nông Thị Hòa thu nhập từ chuồng trâu, vườn rừng 200 - 300 triệu đồng/năm.
Ông Lục Minh Đường - Chủ tịch Hội CCB huyện Ba Bể cho biết, xã Quảng Khê nói riêng, toàn vùng cao nói chung có nhiều hội viên CCB sử dụng vốn vay ủy thác xây dựng mô hình chăn nuôi, trồng trọt, đạt thu nhập cao, đời sống ổn định như Nguyễn Văn Toàn xã Nam Mẫu, Đoàn Văn Vụ xã Hà Hiệu, Hoàng Văn Xuân xã Yên Dương, Dương Văn Phong xã Cao Trĩ… Thông qua công tác ủy thác vay vốn từ NHCSXH, phong trào thi đua giúp nhau giảm nghèo, sản xuất giỏi của CCB đã mang lại lợi ích kinh tế thiết thực, chất lượng hoạt động của Hội CCB các cấp cũng ngày càng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Bài và ảnh Thanh An
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Tạo nguồn vốn lớn để phát triển vùng cây ăn quả trọng điểm
- » Hỗ trợ người dân bị thiệt hại do lũ lụt
- » Ghép lành những mảnh đời...
- » Hưng Yên có 10 nghìn lượt hộ thoát nghèo từ nguồn vốn vay ưu đãi
- » Huyện Thạch Hà có trên 50 nghìn lượt hộ nghèo được vay vốn SXKD
- » Ở đâu có người nghèo, ở đó có NHCSXH
- » Tổng kết khóa đào tào cán bộ lãnh đạo và quy hoạch lãnh đạo chi nhánh cấp tỉnh
- » Tín dụng ưu đãi tiếp sức cho người nghèo ở Đắk Lắk
- » Giúp nông dân Lâm Đồng làm giàu
- » Giảm nghèo ở vùng Đồng Tháp Mười