Chung tay giúp đỡ chị em phụ nữ đầu tư khởi nghiệp
Mô hình “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế và khởi nghiệp” được thành lập tại ấp Nhơn Bình đã hỗ trợ vốn, góp phần tạo việc làm cho nhiều hội viên tại địa phương. Đơn cử như mô hình thu mua trái cây của chị Bằng Như Ý là một trong những mô hình khởi nghiệp tiêu biểu không chỉ mang đến nguồn thu nhập ổn định mà còn là “cầu nối” tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân. Ba năm qua, nhờ vay vốn NHCSXH 50 triệu đồng, chị bắt đầu đi thu mua trái cây, bình quân mỗi ngày, chị thu mua cả tấn trái cây các loại, thu nhập từ 400 nghìn đến 1 triệu đồng tùy thời điểm. Riêng cửa hàng bán lúa gạo, thức ăn gia súc, phân bón,… còn mang đến cho chị thu nhập hơn 150 nghìn đồng/ngày.
Giống như chị Ý, gia đình chị Lại Thị Ðẹp cũng được vay vốn 50 triệu đồng từ NHCSXH để phát triển kinh tế. Với số tiền này, chị đầu tư nuôi heo sinh sản đồng thời mua “mão” vài chục vườn cây ăn trái, thu hoạch liên tục trong nhiều tháng. Mỗi năm, chị Đẹp thu lời gần 100 triệu đồng, nhờ vậy kinh tế gia đình chị ổn định hơn trước rất nhiều.
Không chọn hướng đầu tư khởi nghiệp lớn, chị Trần Yến Trinh cùng ở ấp Nhơn Bình, làm xe bán bánh mì tại chợ. Sau khi nghỉ làm công nhân, chị Trinh sử dụng 3 triệu đồng vốn vay NHCSXH để mua 1 chiếc xe bán bánh mì. Chị chia sẻ: “Mỗi buổi sáng, tôi bán khoảng 150 ổ bánh mì thịt, thu nhập khoảng 300 nghìn đồng. So với đi làm công nhân xa nhà thì giờ đây, công việc tại nhà nhẹ nhàng và có thu nhập cao hơn hẳn”.
Ðời sống nhiều chị em trên địa bàn xã Nhơn Ái đã cải thiện đáng kể sau khi được vay các nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế. Hội Phụ nữ xã Nhơn Ái đang duy trì hoạt động của 14 Tổ tiết kiệm và vay vốn giúp nhiều hội viên vay vốn với tổng dư nợ ủy thác đạt 23,3 tỷ đồng. Ngoài ra, Hội cũng hỗ trợ 70 hội viên vay vốn hơn 2,5 tỷ đồng để đầu tư kinh doanh, mua bán nhỏ và duy trì hoạt động tổ liên kết may gia công quần áo, giúp giải quyết việc làm cho hơn 12 lao động trên địa bàn với thu nhập 3 triệu đồng/người/tháng.
Hội Phụ nữ xã luôn quan tâm chỉ đạo các chi hội bám sát địa bàn, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nhất là chị em có hoàn cảnh khó khăn; tiến hành rà soát nhu cầu việc làm, ý tưởng kinh doanh, tạo điều kiện hỗ trợ chị em bằng nhiều hình thức; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức các buổi sinh hoạt, chia sẻ kinh nghiệm giữa các hộ kinh doanh để trang bị kiến thức, bồi đắp ý tưởng, định hướng nghề nghiệp cho hội viên. Từ đầu năm 2020 đến nay, Hội đã tổ chức 4 cuộc tuyên truyền thu hút 152 lượt hội viên tham dự; vận động hội viên tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả.
Bài và ảnh Hồng Vân
Các tin bài khác
- » Thoát nghèo bền vững với tín dụng ưu đãi cho hộ mới thoát nghèo
- » Mô hình Điểm giao dịch xã kiểu mẫu: Góp phần quản lý tốt nguồn vốn tín dụng ưu đãi
- » Trao giải Cuộc thi viết "Ngân hàng tôi yêu"
- » Trảng Bom: Ủy thác vốn qua NHCSXH là chi cho đầu tư phát triển
- » “Trợ lực” tạo việc làm cho người dân
- » Kênh vốn hiệu quả
- » Sức sống mới trên quê hương đất Tổ
- » Vốn giảm nghèo trên hành trình mới
- » NHCSXH huyện Xín Mần tiếp sức cho người dân thoát nghèo
- » Vốn chính sách hướng đến nhu cầu đời sống thiết thực