Chỗ dựa giúp chị em làm giàu
Chúng tôi đến nhà bà đúng lúc bà vừa đi thăm một số mô hình phát triển kinh tế của các tổ viên về. Với vóc dáng nhỏ nhắn, nhanh nhẹn hoạt bát, bà Đời cởi mở cho chúng tôi biết: “Năm nay tôi đã 55 tuổi, từ năm 2003, tôi được bầu làm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn xóm, mới đầu tôi thực sự lo lắng và suy nghĩ phải làm thế nào để không phụ lòng tin của tổ viên. Những năm đầu còn bỡ ngỡ, tôi tích cực tham gia các lớp tập huấn do Hội Phụ nữ phối hợp với NHCSXH huyện tổ chức, đồng thời không ngừng học hỏi kinh nghiệm của những chị em trong các xóm lân cận, từ đó vận dụng vào điều kiện thực tế của xóm mình. Trước đây, hầu hết cuộc sống các gia đình đều gặp khó khăn từ thiếu vốn, thiếu kiến thức KHKT, chưa phát triển thành hàng hóa…, cả xóm hộ nghèo chiếm trên 60%. Từ nhu cầu vay vốn của bà con, tôi đã phối hợp chặt chẽ với cán bộ tín dụng ngân hàng, xây dựng Quy chế hoạt động của tổ nhằm đảm bảo cho các thành viên trong tổ đều có quyền lợi, nghĩa vụ như nhau, tạo dựng lòng tin nơi chị em. Hàng tháng, tổ đều tổ chức sinh hoạt, đánh giá hoạt động trong tháng, thông báo các khoản nợ đến hạn để các thành viên chuẩn bị, đồng thời phổ biến những gương điển hình có nhiều kinh nghiệm hay, sản xuất giỏi để chị em học tập”.
Để giúp đỡ chị em phụ nữ làm kinh tế hiệu quả, Tổ trưởng Phương Thị Đời còn thường xuyên đến thăm các hộ gia đình khó khăn, thiếu kinh nghiệm trong sản xuất, vận động những chị em có kinh tế khá giúp đỡ họ vươn lên. Nhờ vậy, nhiều năm liền tổ của bà không có nợ quá hạn. Từ hoạt động vay vốn kết hợp với việc trang bị kiến thức qua các lớp tập huấn chuyển giao KHKT, kiến thức quản lý, sử dụng vốn, đời sống của chị em phụ nữ đã được nâng lên rõ rệt. Đến nay, Tổ tiết kiệm và vay vốn xóm Nà Thấu nhận hơn 1 tỷ đồng của ngân hàng để cho 37 hộ vay. Riêng từ đầu năm 2015 đến nay, tổ được vay 580 triệu đồng, với 18 hộ vay, trong đó hộ cận nghèo là 330 triệu đồng, hộ nghèo 250 triệu đồng, với mức vay từ 30 - 50 triệu đồng/hộ. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều chị em trong xóm đã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi lợn, trâu, bò vỗ béo. Điển hình như các hộ chị Mông Thị Vân, Bế Thị Yên, Hoàng Thị Phong, Nông Thị Thương… từ chăn nuôi mỗi năm thu nhập tới cả trăm triệu đồng.
Chị Bế Thị Mượt, cán bộ NHCSXH huyện phụ trách địa bàn nhận xét: “Bà Phương Thị Đời là một Tổ trưởng có kinh nghiệm lâu năm, bà luôn nhiệt tình và có trách nhiệm trong công tác quản lý vốn vay ưu đãi. Tất cả mọi thủ tục thẩm định, vay vốn, trả lãi, gốc hàng tháng đều được Tổ trưởng hướng dẫn rất nhiệt tình, chi tiết. Các thành viên trong tổ luôn dành lòng tin yêu quý trọng cho Tổ trưởng Phương Thị Đời bởi lòng nhiệt tình say mê và năng động, sự thông cảm và chia sẻ sâu sắc đối với mọi người”.
Bài và ảnh Minh Huệ
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Cuộc hành trình 20 năm của tín dụng chính sách vì an sinh và công bằng xã hội
- » Những kỷ niệm không quên
- » Đồng vốn tiếp sức đúng lúc
- » Khi người dân biết sử dụng hiệu quả đồng vốn vay
- » Sức bật mới giúp hộ cận nghèo vươn lên
- » Cho vay giải quyết việc làm - đòn bẩy hỗ trợ người lao động
- » Hướng đi thoát nghèo ở vùng quê ven đô thị
- » Hà Tĩnh sẵn sàng vốn giải ngân cho năm học mới
- » Tín dụng chính sách góp phần xây dựng nông thôn mới
- » Phép màu giúp hộ nghèo an cư lạc nghiệp
Một bình luận cho bài viết "Chỗ dựa giúp chị em làm giàu"