Chất lượng tín dụng tốt, dân hưởng lợi nhiều
Phóng viên: Ông có thể chia sẻ những kết quả của NHCSXH TP Cần Thơ trong việc nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi?
Trả lời: Cuối năm 2011, chất lượng hoạt động của chi nhánh còn nhiều tồn tại, hạn chế. Nổi cộm là nợ tồn đọng lên tới gần 43 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 6,6%. Chất lượng dịch vụ ủy thác của các hội, đoàn thể không đều, nhiều nơi quá yếu, kém. Tổ tiết kiệm và vay vốn manh mún, nhỏ lẻ, trình độ của Ban quản lý tổ hạn chế… Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm, sâu sát hoạt động của NHCSXH.
Trước thực tế đó, theo chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và UBND thành phố, chi nhánh đã xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án nâng cao chất lượng hoạt động giai đoạn 2012 - 2014. UBND các cấp đã có văn bản chỉ đạo kịp thời việc thực hiện Đề án. Đặc biệt, UBND cấp xã đã thành lập tổ thu hồi nợ khó đòi, tổ chức phân tích từng khoản nợ tồn đọng để có biện pháp xử lý phù hợp. Song song với xử lý những món nợ cũ, những món vay mới khi xem xét cho vay phải đúng đối tượng, có phương án SXKD rõ ràng.
Trước khi làm thủ tục vay vốn cũng như khi giải ngân, các hội, đoàn thể và Tổ tiết kiệm và vay vốn tuyên truyền để người vay hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc vay vốn và nghĩa vụ trả nợ. Từ đó, các món vay mới có tỷ lệ thu lãi cũng như thu nợ cao, kiềm chế được nợ xấu mới phát sinh.
Một mô hình sử dụng vốn ưu đãi trồng cây ăn quả tại TP Cần Thơ
Phóng viên: Khó khăn trong công tác tín dụng hiện chi nhánh vẫn gặp phải là gì, thưa ông?
Trả lời: Khó khăn nhất hiện nay là còn nhiều đối tượng vay vốn bỏ đi khỏi nơi cư trú, hoặc đi làm ăn xa rồi lâu lâu mới trở về địa phương, chúng tôi không tiếp cận được người vay để xử lý nợ. Hơn nữa, hiện nay các mô hình SXKD còn manh mún, tự phát là nhiều. Địa phương chưa xây dựng được các mô hình hoặc đào tạo nghề ổn định (mặc dù có nhiều chương trình chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn) nên hiệu quả sử dụng vốn tín dụng chính sách còn hạn chế.
Phóng viên: Phát huy những thành quả của Đề án, trong thời gian tới đơn vị tiếp tục tập trung thực hiện các nội dung gì?
“NHCSXH TP Cần Thơ đã hoàn thành 5/5 chỉ tiêu của Đề án nâng cao chất lượng hoạt động. Nợ xấu gỉảm từ 43 tỷ đồng (6,6%) năm 2011 xuống còn 8,2 tỷ đồng (0,51%) trên tổng dư nợ; chất lượng ủy thác được cải thiện, nhất là Tổ tiết kiệm và vay vốn; cấp ủy, chính quyền, các Sở, ban, ngành đã quan tâm, hiểu rõ về hoạt động của NHCSXH”, Giám đốc Huỳnh Văn Thuận thông tin. |
Trả lời: Thời gian tới, NHCSXH TP Cần Thơ xác định phải thường xuyên củng cố, kiện toàn Tổ tiết kiệm và vay vốn, đào tạo, tập huấn Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn, thay những Ban quản lý tổ hoạt động không hiệu quả. Chỉ xem xét cho vay đối với các hộ có phương án SXKD rõ ràng, nhận thức đúng và đầy đủ về việc vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước có vay, có trả. Chi nhánh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể nhận ủy thác, chính quyền địa phương, các Sở, ban, ngành thực hiện tốt việc kết hợp cho vay vốn với việc chuyển giao KHKT, hướng dẫn cách làm ăn, nhân rộng mô hình làm ăn hiệu quả để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi, hạn chế rủi ro tín dụng.
Phóng viên: Thưa ông, các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ thông qua NHCSXH đã tác động như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP Cần Thơ?
Trả lời: Thời gian qua, cùng với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố.
Nhờ sử dụng hiệu quả, vốn ưu đãi đã giúp nhiều đối tượng vay tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo; xuất hiện nhiều mô hình làm ăn hiệu quả để nhân rộng. Vốn ưu đãi còn giảm được tình trạng vay nóng bên ngoài ở nông thôn, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo. Đặc biệt, khi gia nhập Tổ tiết kiệm và vay vốn, nhiều hộ đã tham gia vào các tổ chức hội, đoàn thể, nắm được các chủ trương, chính sách và pháp luật, từ đó hạn chế được tệ nạn xã hội…
Phóng viên: Xin cảm ơn ông!
Trúc Ly
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Hành trình tạo lập cơ chế nguồn vốn địa phương để cho vay giảm nghèo bền vững tại TP Hồ Chí Minh
- » NÂNG MỨC CHO VAY: Thêm một đồng, bớt một phần gánh nặng
- » Vốn vay ưu đãi được người nghèo ở Quan Hóa sử dụng đúng mục đích
- » Đưa nước sạch về vùng mặn
- » Mang niềm vui đến với ngư dân
- » Hộ nghèo ở Thanh Hóa an tâm trong ngôi nhà tránh lũ
- » Tín dụng chính sách đối với đồng bào DTTS vùng cao Yên Bái
- » Động lực giúp người nghèo ở Cao Phong
- » Đồng hành cùng người nghèo miền Tây xứ Nghệ
- » Nỗ lực vượt khó cùng huyện miền núi Vĩnh Thạnh