Kỳ 3 - Hành trình lan tỏa yêu thương

05/11/2024
(VBSP News) Trong 10 năm triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW, tại tỉnh Lâm Đồng, với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị - xã hội, tín dụng chính sách xã hội đã phát huy hiệu quả và đạt được nhiều mục tiêu quan trọng. Những kết quả này không chỉ mang lại giá trị bền vững trong công tác giảm nghèo mà còn góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
k3_2_20241030001234_20241030223005

Cán bộ NHCSXH thăm hộ gia đình sản xuất giỏi Cơ Liêng K Sràng ở xã Liêng Sronh, huyện Đam Rông

Huy động mọi nguồn lực chung tay vì người nghèo
Đầu năm 2021, khi đại dịch Covid-19 bắt đầu hoành hành ở nhiều địa phương trong cả nước, chi nhánh NHCSXH tỉnh cùng với MTTQ tỉnh Lâm Đồng và các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác lần đầu tiên tổ chức Ngày gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo. Sự kiện đã nhận được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân và cán bộ, đảng viên, hội viên, công nhân, viên chức, người lao động trong các tổ chức hội, cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư.
Từ đó, chương trình gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo được duy trì vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về ở tỉnh Lâm Đồng liên tiếp 4 năm nay và chuyển dần quy mô từ ngày, sang tuần, sang tháng gửi tiết kiệm và trở thành “ngày hội” lan toả đến tận thôn xóm, tổ dân phố, trường học… tại các địa phương của tỉnh Lâm Đồng.
Với phương châm “Một người tham gia gửi một ít, nhiều người sẽ tạo nên nguồn lực”, hoạt động gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo đã cho thấy sức mạnh của cộng đồng, cũng như nỗ lực của NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc chung tay, góp sức kiến tạo nguồn lực tài chính, đáp ứng kịp thời và ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Bên cạnh nguồn ngân sách từ cấp tỉnh, cấp huyện, các cấp Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên phối hợp với NHCSXH tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, hội viên và nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia Chương trình “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo”.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng Phạm Triều khẳng định: Hoạt động gửi tiền tiết kiệm vào NHCSXH đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc, tạo thêm nguồn lực tài chính, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt lên khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững. Qua đó, đã tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc tạo nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội. Các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh phát huy truyền thống tương thân, tương ái, tham gia gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo. Đây thực sự là hành động nhỏ - ý nghĩa lớn.
Với phương châm “Giúp người nghèo giảm nghèo bền vững”, cho “cần câu” hơn cho “con cá”, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng đã cùng các tổ chức thành viên có nhiều cách làm hiệu quả, sáng tạo không chỉ giúp nhiều hộ thoát nghèo mà còn giảm nguy cơ tái nghèo. Từ năm 2016 đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng đã bố trí chuyển 9,4 tỷ đồng từ nguồn Quỹ Vì người nghèo ủy thác sang chi nhánh NHCSXH tỉnh và NHCSXH các huyện, thành phố để bổ sung nguồn vốn cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo cư trú trên địa bàn vay. Nguồn vốn huy động từ tổ chức, cá nhân và tiền gửi của tổ viên thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn đạt 931 tỷ đồng, tăng 815 tỷ đồng (trên 697,34%) so với năm 2014, chiếm 15,56% trong tổng nguồn vốn.
Cùng huyện 30a vượt khó vươn lên

k3

Đam Rông “khởi sắc” từ nguồn vốn chính sách

Từ năm 2021, Đam Rông chính thức thoát khỏi “huyện nghèo 30a”. Điều này đồng nghĩa với việc các nguồn vốn đầu tư và các chính sách hỗ trợ khác theo Nghị quyết 30a của Chính phủ không còn tiếp tục thực hiện tại huyện Đam Rông. Thoát khỏi huyện nghèo là điều đáng mừng đối với một huyện thành lập mới nhất trong 12 huyện, thành của tỉnh. Tuy nhiên, từ đó cũng phát sinh nhiều vấn đề đáng lo ngại vì thời điểm này, tỷ lệ nghèo đa chiều của huyện còn cao. Chính những khó khăn đó đã đòi hỏi cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Đam Rông càng phải quyết tâm nỗ lực vươn lên, không trông chờ, ỷ lại, khắc phục mọi khó khăn để thoát nghèo và không để nguy cơ ngày càng tụt hậu xa hơn.
Xã Liêng Sronh được biết đến là địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện Đam Rông. Trước đây, bà con cũng được hỗ trợ các chính sách ưu đãi và tiếp cận với nguồn vốn vay nhưng đa phần sử dụng chưa hiệu quả. Đến nay, nhờ sự tận tâm, tận tình hướng dẫn, hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức hội đoàn thể đã giúp cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn xã sử dụng ngày càng có hiệu quả vốn chính sách từ NHCSXH.
Còn tại xã Đạ Long, cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương xác định tín dụng chính sách xã hội là nguồn lực quan trọng giúp bà con ở xã còn nhiều khó khăn có điều kiện tiếp cận nguồn vốn đầu tư sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Do đó, cấp ủy đã ban hành Nghị quyết về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách và đưa vào kế hoạch công tác hàng tháng, năm để nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội. Chính trong giai đoạn khó khăn, tín dụng chính sách xã hội đã trở thành nguồn lực quan trọng để giúp bà con nhân dân đầu tư sản xuất, cải thiện cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.
Thực hiện Nghị định số 28/NĐ-CP về phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS, chi nhánh NHCSXH tỉnh đã căn cứ vào quyết định của UBND tỉnh để hỗ trợ bà con vay vốn và chuyển đổi nghề kịp thời và xây dựng nhà ở. Thời gian qua, tại huyện Đam Rông đã có 200 hộ dân được hỗ trợ xây nhà; trên 140 hộ được vay vốn chuyển đổi nghề, chuyển đổi giống cây trồng sang trồng cà phê, sầu riêng. Nguồn vốn chính sách được huy động thêm từ nhiều nguồn đã tạo cơ hội cho nhiều người có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận nguồn vốn.
Phó Chủ tịch UBND huyện Đam Rông Liêng Hót Ha Hai chia sẻ: Thành công nổi bật của huyện Đam Rông là tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đi rất nhiều so với thời gian đầu thành lập huyện. Hiện tại, tỷ lệ nghèo đa chiều của huyện còn 11,63%. Kết quả này có được là nhờ sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự hỗ trợ, đầu tư từ nhiều nguồn lực từ trung ương đến địa phương; trong đó, có nguồn lực từ tín dụng chính sách xã hội.
Mỗi hội đoàn thể - Một nguồn lực hiệu quả

Info_kỳ 3

Thời gian qua, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Lâm Đồng đã phát huy tính chủ động trong huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo; trong đó, có nguồn vốn chính sách

Trong 10 năm qua, dư nợ nhận ủy thác của Hội Nông dân liên tục tăng trưởng. Thông qua việc triển khai tốt nguồn vốn uỷ thác đã giúp các cấp Hội Nông dân tổ chức tốt các hoạt động, các phong trào, đáp ứng được lợi ích thiết thực của nông dân. Nhờ đó, chất lượng hoạt động của Hội được nâng lên, ngày càng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; tập hợp, thu hút ngày càng đông đảo nông dân vào Hội, hội viên ngày càng gắn bó với tổ chức Hội, khẳng định được vai trò, vị thế và làm trung tâm nòng cốt trong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lâm Đồng Phạm Thị Ánh Tuyết cho biết: Hoạt động cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị - xã hội là hướng đi đúng đắn, huy động được sức mạnh của cộng đồng và toàn xã hội, giúp việc chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng nhanh nhất và hiệu quả nhất. Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW đã giúp hơn 37.000 lượt phụ nữ nghèo tiếp cận được với nguồn vốn để phát triển sản xuất và có trên 10.000 lượt phụ nữ thoát nghèo. Từ đó, đã nâng cao năng lực quản lý nhà nước, quản lý tài chính, tín dụng của đội ngũ cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, phát huy hiệu quả vai trò, nhiệm vụ của Hội là trung tâm nòng cốt cho phong trào phụ nữ…
Nhờ có chính sách kịp thời của Đảng, Nhà nước cùng với việc tổ chức chỉ đạo chặt chẽ, phối hợp tốt cùng NHCSXH đã góp phần giảm nghèo bền vững trong tổ chức Hội Cựu Chiến binh. Đến nay, hộ nghèo do Cựu Chiến binh làm chủ còn 32 hộ, chiếm tỷ lệ 0,11%; hộ cận nghèo còn 113 hộ, chiếm tỷ lệ 0,39%. Đời sống của hội viên cựu chiến binh được nâng cao, tạo điều kiện cho Hội Cựu Chiến binh tiếp tục phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” trong sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh.
Tính đến ngày 30/6/2024, đối với Đề án Thành lập Tổ hợp tác tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn tỉnh, Tỉnh Đoàn đã thành lập được 5 Tổ hợp tác thanh niên, 46 tổ viên vay vốn với doanh số cho vay trên 3 tỷ đồng. Đối với Đề án chính sách tín dụng dành cho thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Tỉnh Đoàn đã giải ngân cho 118 thanh niên khởi nghiệp với dư nợ đạt trên 18 tỷ đồng. Đoàn Thanh niên cũng là lực lượng xung kích trong các phong trào phối hợp với NHCSXH, như: Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo, Hưởng ứng ngày chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt.

Bài và ảnh Lê Hoa - Ánh Nguyệt - Văn Báu

Các tin bài khác