8 tháng qua NHCSXH đã hoàn thành 66% tăng trưởng dư nợ
Trong 8 tháng qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng với sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, sự hỗ trợ của các Bộ, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của HĐQT, NHCSXH đã tập trung chỉ đạo toàn diện các mặt hoạt động, kịp thời giải ngân đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ SXKD của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Tính đến ngày 29/8/2022, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt trên 287 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 30.670 tỷ đồng so với năm 2021. Tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt trên 273.950 tỷ đồng, tăng hơn 25.980 tỷ đồng so với năm 2021 với hơn 6.437 nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ. Trong đó, dư nợ các chương trình tín dụng theo kế hoạch tăng trưởng được Thủ tướng Chính phủ giao ước đạt 230.918 tỷ đồng, tăng hơn 21 nghìn tỷ đồng so với năm 2021, hoàn thành 65,7% kế hoạch tăng trưởng được giao. Dư nợ tín dụng chính sách tập trung chủ yếu ở các chương trình phục vụ nhu cầu SXKD tạo sinh kế và việc làm và các chương trình tín dụng chính sách theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.
Doanh số cho vay đến ngày 29/8/2022 đạt trên 72.290 tỷ đồng, tăng 24.290 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021, với 1,6 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Nguồn vốn chính sách đã được đầu tư vào SXKD, tạo việc làm cho gần 640,4 nghìn lao động, giúp 4,5 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp 13,7 nghìn HSSV có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập, gần 76 nghìn lượt hộ gia đình được mua máy vi tính và thiết bị học trực tuyến; 1,1 nghìn doanh nghiệp vay vốn để phục hồi SXKD và trả lương cho gần 155 nghìn người lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19; xây dựng hơn 1.069 nghìn công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; xây dựng 974 căn nhà ở cho hộ nghèo ổn định cuộc sống;…
Cùng với đó, NHCSXH đã tích cực thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Từ khi thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW đến nay, nguồn vốn địa phương ủy thác sang NHCSXH tăng 25.023 tỷ đồng, đưa tổng nguồn vốn ủy thác của địa phương đạt 28.830 tỷ đồng. Song song đó, các địa phương trong cả nước còn tiếp tục quan tâm hỗ trợ NHCSXH về trụ sở, phương tiện và trang thiết bị làm việc.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi họp trực tuyến, Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực, đoàn kết của tập thể cán bộ, viên chức và người lao động trong toàn hệ thống để có được kết quả trong thời gian qua; sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị - xã hội và cấp ủy, chính quyền địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và kế hoạch được giao, góp phần tích cực trong việc phát huy hiệu quả tín dụng chính sách.
Để tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ những tháng cuối năm 2022, Tổng Giám đốc yêu cầu các đơn vị trong hệ thống chủ động tích cực tham mưu cho Chính phủ, các Bộ, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư trong giai đoạn mới; trọng tâm tăng cường nguồn lực từ địa phương hỗ trợ thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Tập trung đẩy mạnh cho vay các chương trình tính dụng chính sách theo chỉ tiêu kế hoạch được giao, đảm bảo tiến độ, thủ tục quy định, kịp thời hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác, phấn đấu hoàn thành sớm chỉ tiêu kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện đồng bộ các giải pháp củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở. Đồng thời, theo dõi, nắm bắt những khó khăn, bất cập phát sinh ở các địa phương, tăng cường xử lý, thu hồi nợ đến hạn, tạo nguồn vốn cho vay quay vòng; để kịp thời hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ổn định đời sống và SXKD.
Tham gia phối hợp cùng các Bộ, ngành hoàn thiện dự thảo Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030 để tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tập trung hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số theo kế hoạch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được duyệt.
Ngoài ra, các đơn vị cần làm tốt hơn nữa công tác truyền thông, đặc biệt nhân dịp Tổng kết 20 năm triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội theo Nghị định số 78 của Chính phủ, trong đó phải nêu bật đươc mô hình và phương thức hoạt động của NHCSXH đã và đang hỗ trợ vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện phát triển kinh tế, tạo sinh kế bền vững; tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác tổ chức thành công Hội thi nghiệp vụ giỏi, tài năng văn nghệ toàn quốc dự kiến diễn ra vào cuối quý 3/2022.
PV
Các tin bài khác
- » Đoàn cán bộ cấp cao ASDP - Nepal làm việc tại VBSP
- » Tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm về tín dụng chính sách xã hội
- » Tiếp tục nâng cao chất lượng ủy thác vốn vay chính sách
- » Tín dụng chính sách xã hội - Yếu tố quan trọng để giảm nghèo nhanh, bền vững
- » Trên 917.000 lượt hộ dân Vĩnh Long được vay vốn chính sách
- » Lâm Đồng tổng kết 20 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội
- » Vĩnh Phúc tổng kết 20 năm triển khai tín dụng ưu đãi
- » Đắk Nông cần tranh thủ các nguồn vốn để tạo điều kiện cho người nghèo
- » Hà Tĩnh thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội
- » Tín dụng chính sách góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo tại Cao Bằng