Vốn chính sách giúp thanh niên miền núi làm giàu
Tiêu biểu là đoàn viên thanh niên Phạm Văn Tình ở xã Nguyệt Ân, huyện Ngọc Lặc. Từ một chàng trai sức dài vai rộng nhưng do thiếu vốn sản xuất nên quanh năm phải ngược xuôi đi làm thuê, vác muớn, từ khi được vay 30 triệu đồng của chương trình hộ nghèo, cùng với việc tham gia tập huấn về kỹ thuật trồng rừng, chăn nuôi gia súc, anh Tình xây dựng mô hình kinh tế vườn ao chuồng. Hiện tại cơ ngơi của gia đình người đoàn viên, thanh niên “dám nghĩ dám làm” này đã có 3ha luồng, 2ha mía đồi, 5 con bò sinh sản và ao cá hơn 1.000m2, năm qua thu nhập ngót nghét 100 triệu đồng, sau khi đã trừ các khoản chi phí về phân bón, giống má, công xá…
Cũng như đoàn viên, thanh niên các xã Thạch Lập, Quang Trung, Phùng Giáo, Ngọc Khê, Qúy Trung, gần 100 hộ đoàn viên, thanh niên xã Thuý Sơn được vay vốn chính sách thực hiện Dự án phát triển ngành lâm nghiệp (WB3). Nhờ tiếp cận với nguồn vốn này mà đến nay xã Thúy Sơn đã trồng mới thêm hơn 100ha rừng cây keo, mỡ, bạch đàn và phong trào thi đua của đoàn thanh niên ngày càng sôi nổi thiết thực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế vườn đồi, vườn rừng, tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho thanh niên nông thôn miền núi. Gia đình chị Triệu Thị Nga đã được vay đến 250 triệu đồng của Dự án thông qua NHCSXH và Đoàn thanh niên làm cầu nối để trồng, thâm canh 10ha cây keo giống mới: “Có vốn chính sách nên gia đình tôi thoát nghèo, giàu nhanh từ nghề rừng”, chị Nga phấn chấn nói. Cùng với đó, cũng có nhiều đoàn viên thanh niên trong xã đã sử dụng đồng vốn chính sách đầu tư xây dựng mô hình kinh tế trang trại rừng với diện tích bình quân 8ha/hộ. Từ nguồn vốn chính sách, nhiều thanh niên trong xã vươn lên thoát nghèo có thu nhập khá, trong đó có 2 hộ đoàn viên tiêu biểu trong trồng rừng, được nhận giải thưởng Lương Định Của của TW Đoàn.
Theo đánh giá của huyện đoàn Ngọc Lặc: Việc đoàn thanh niên vay vốn chính sách đã góp phần giải quyết khó khăn về vốn, tạo thuận lợi cho tuổi trẻ hăng hái lao động, đầu tư sản xuất, kinh doanh, xây dựng nhiều mô hình kinh tế do do thanh niên làm chủ đạt hiệu quả cao, thu hút nhiều lao động tăng thu nhập và nâng cao cuộc sống ở nông thôn miền núi.
Bài và ảnh Thanh Hằng
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 70/NQ-CP
- » Những ước mơ thành hiện thực
- » Phụ nữ Phước Thuận biết cách làm giàu từ nguồn vốn nhỏ
- » CCB huyện Ea Súp thoát nghèo từ vốn vay ưu đãi
- » Thi đua tạo động lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
- » Hiệu quả tín dụng chính sách trên quê hương cách mạng
- » Thoát nghèo nhờ có vốn làm ăn
- » Giúp hộ nghèo vay vốn ưu đãi làm ăn
- » Luôn sát cánh, đồng hành cùng các tổ viên nghèo
- » Hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2010 - 2015 tại NHCSXH thành phố Hà Nội