Từ hộ nghèo vươn lên thành triệu phú chăn nuôi
Từ 15 triệu đồng vốn chính sách
Vốn là hộ nghèo, chồng lại mất sớm, gia đình bà Trần Thị Phượng gặp rất nhiều khó khăn. Một mình bà bươn chải mưu sinh nuôi 3 con ăn học. Vừa làm mẹ, vừa đảm nhiệm vai trò của người cha trong gia đình, cuộc sóng đè nặng trên đôi vai gầy của người phụ nữ khắc khổ này.
Đầu năm 2005, bà Phượng được vay 15 triệu đồng từ NHCSXH huyện Phước Sơn để đầu tư mua 2 con heo nái về nuôi, rồi nhân dần lên 10 con. Thấy mô hình chăn nuôi heo hiệu quả, năm 2007, bà mạnh dạn vay thêm 50 triệu đồng từ nhiều nguồn vốn khác nhau để đầu tư chuồng trại, mua heo giống, phát triển chăn nuôi heo theo hướng hộ gia đình. Từ đây, gia đình bà thoát được cái nghèo đeo đẳng nhiều năm qua.
Bà Phượng cho hay: “Vốn vay của NHCSXH không lớn, nhưng vô cùng quý, vì từ đó tôi tìm được hướng làm ăn. Đầu năm 2008, gia đình tôi thoát nghèo, lo được cho các con ăn học, lập gia đình, điểu này khiến tôi vui lắm”.
Mua đất, xây nhà
Với bản lĩnh và quyết tâm làm giàu, sau nhiều năm tích góp được số tiển kha khá, bà Phượng đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng trang trại nuôi heo khép kín với tổng số vốn 500 triệu đồng, trên diện tích 150m². Hiện tại, gia đình bà Phượng nuôi 20 con heo nái và 100 con heo thịt. Cứ sau 3 tháng, bà xuất bán heo thịt 1 lần và tiếp tục nuôi lứa tiếp theo. “Mấy tháng đầu năm nay, tôi xuất bán 8 tấn heo thịt. Tự tay tôi chăm lo đàn heo nên tốn rất ít tiền công. Mỗi tháng, trừ hết chi phí, tôi có thu nhập trên 10 triệu đồng. Đó là mức thu nhập tạm gọi là ổn đối với phụ nữ như tôi”, bà Trần Thị Phượng trải lòng.
Theo bà Phượng, để có được hiệu quả trong việc chăn nuôi heo, bà đã trải qua rất nhiểu thất bại, sau những lần rút kinh nghiệm thì việc chăn nuôi mới phát triển được như hôm nay. Bà tự mày mò kinh nghiệm nuôi heo trên sách báo, tham quan các mô hình hiệu quả trên địa bàn. Từ đó, bà tự tay chăm sóc đàn heo theo cách thức riêng của mình. Từ việc tiêm thuốc phòng ngừa, nguồn thức ăn cho đến xử lý vệ sinh chuông trại, bà đểu làm theo quy trình chặt chẽ, nhờ vậy đàn heo phát triển rất nhanh và tránh được mầm bệnh gây hại.
Nhờ thành công trong chăn nuôi, bà Phượng đã mua đất, xây nhà, nuôi 3 đứa con ăn học và tích góp được tiền tiết kiệm kha khá để phòng khi về già. Hai người con lớn đã lập gia đình, cậu con trai út đang là sinh viên cao đẳng ngành công nghệ ô tô tại Đà Nẵng.
“Bà Trần Thị Phượng là một trong những hộ dân tiếp cận với nguồn vốn vay hiệu quả trên địa bàn. Nhờ nguồn vốn này, bà đã thoát nghèo, nuôi 3 đứa con ăn học và trở thành triệu phú!”, Giám đốc NHCSXH huyện Phước Sơn Trần Cao Kim cho biết.
Bài và ảnh Đoàn Hồng
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Hơn 45 nghìn lượt hộ cận nghèo ở Tiền Giang được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi
- » Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình hộ nghèo
- » Vốn ưu đãi “trợ lực” cho hộ nghèo ở Lý Sơn
- » Vào Tổ Hợp tác, được cả vốn lẫn lời
- » Giải bài toán thoát nghèo ở Yên Dũng
- » Vốn chính sách góp phần nâng cao đời sống người dân Bác Ái
- » Hiệu quả tín dụng chính sách trên quê hương cách mạng
- » “Đồng vốn khônˮ
- » Phụ nữ Hạ Hòa giúp nhau thoát nghèo
- » Bộ trưởng, Chủ nhiệm Giàng Seo Phử: CHÚNG TÔI VẪN CHƯA BẰNG LÒNG