Tín dụng ưu đãi đối với lao động nông thôn sau học nghề
Sau 5 năm triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, đến nay, toàn quốc đã có hơn 2,1 triệu lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề; trong đó, có 1.592 HSSV được vay vốn ưu đãi tại NHCSXH, với dư nợ đến tháng 9/2015 đạt xấp xỉ 24 tỷ đồng.
Tuy nhiên, qua kiểm tra, giám sát tại các địa phương cho thấy rất nhiều lao động nông thôn sau học nghề có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh tạo việc làm. Song nguồn vốn của Quỹ quốc gia về việc làm có hạn, chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn tạo việc làm của người dân trong thời gian qua.
Liên quan đến vấn đề này, Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng đề nghị Bộ LĐTB&XH, trong thời gian tới, cần có đề xuất, kiến nghị Chính phủ xem xét, bổ sung nguồn vốn của Quỹ quốc gia về việc nhằm đáp ứng nhu cầu cho lao động nông thôn sau học nghề.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Huỳnh Văn Tí - Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH nhấn mạnh, thời gian qua, NHCSXH đã phối hợp tốt với Bộ LĐTB&XH trong việc thực hiện cho vay vốn đối với các đối tượng học nghề lao động tại nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay, chương trình đang có một số khó khăn về nguồn vốn, Bộ LĐTB&XH sẽ sớm có giải pháp trình Chính phủ nhằm tháo gỡ những khó khăn này.
PV
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Ngân hàng Thế giới tìm hiểu Chương trình cho vay NS&VSMTNT tại NHCSXH
- » “Cặp lá yêu thương” đến với trẻ em nghèo vùng cao núi đá Hà Giang
- » Tuổi trẻ NHCSXH tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam
- » Những “Lá chưa lành” đầu tiên nhận tiền hỗ trợ từ Chương trình Cặp lá yêu thương
- » Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng làm việc tại tỉnh Hưng Yên
- » Hộ nghèo, hộ DTTS trồng rừng, chăn nuôi được vay vốn ưu đãi với lãi suất 1,2%/năm
- » Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng làm việc tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Phú Thọ
- » HĐQT NHCSXH họp phiên thường kỳ quý III/2015
- » Chúc mừng 85 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam
- » Tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm và 4 nhiệm vụ then chốt