Tín dụng chính sách giúp sức đồng bào DTTS
Thay đổi nhận thức đồng bào
Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm đặc biệt, đầu tư phát triển toàn diện vùng DTTS, miền núi và vùng đặc biệt khó khăn. Trong đó, không thể không kể đến những đóng góp của NHCSXH 15 năm qua. Tính đến nay, doanh số cho vay các chương trình dành cho đồng bào DTTS đạt hơn 2.913 tỷ đồng; doanh số thu nợ 845,7 tỷ đồng với gần 349 ngàn lượt hộ đồng bào DTTS được vay vốn và hiện còn gần 209 ngàn hộ đang có dư nợ với số tiền trên 2.047 tỷ đồng. Hầu hết các hộ DTTS vay vốn đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; trả được nợ vay, dư nợ quá hạn chỉ chiếm tỷ lệ 3,82%.
Với cơ chế hỗ trợ từ “cho không” sang “cho vay”, từ cho vay không có lãi, đến cho vay lãi suất rất ưu đãi (0,1% tháng) và hiện nay là 0,275%/tháng (bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo); mức vay hợp lý và tăng dần qua từng giai đoạn, thời gian vay phù hợp với chu kỳ sản xuất… đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ đồng bào DTTS xây dựng được nhiều mô hình SXKD hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững, khắc phục dần tư tưởng trông chờ, ỉ lại, tập quán canh tác lạc hậu của phần lớn đồng bào.
Việc vay vốn chính sách đã góp phần để hộ đồng bào DTTS tính toán cách làm ăn, tiếp cận dần với cơ chế thị trường, chống tư tưởng trông chờ, ỉ lại. Mặt khác, tín dụng chính sách xã hội phát triển rộng khắp đã góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở vùng nông thôn DTTS và miền núi.
“Có thể chắc chắn rằng, 15 năm qua, NHCSXH đã không phụ sự tin tưởng của Đảng, Chính phủ cũng như Ủy ban Dân tộc trong thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo. Chính vì thế, Ủy ban Dân tộc đã ký kết chương trình phối hợp với NHCSXH tiếp tục vận động bà con vay vốn theo chương trình ưu đãi mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt. Chúng tôi cũng đã tiến hành tích hợp các chính sách vào trong một Quyết định 2085 và trình Thủ tướng ban hành vào ngày 31/10/2016 nhằm giải quyết bốn vấn đề căn bản: Đất sản xuất, nước sinh hoạt, đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ và phát triển rừng. Tôi tin, với tấm lòng và cách làm sáng tạo của những cán bộ NHCSXH, thời gian tới, kênh tín dụng chính sách này sẽ tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa, đồng hành cùng với cộng đồng các DTTS; đồng lòng, chung sức thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, đại đoàn kết các dân tộc. Đưa đời sống kinh tế, xã hội miền núi xích gần với miền xuôi”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến khẳng định.
Để đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi phát triển còn chậm, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao; nguồn lực bố trí cho các chính sách còn hạn chế, chưa tương xứng, chưa hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các hộ DTTS; vẫn còn một số hộ lúng túng trong việc sử dụng vốn vay, nhất là sản phẩm sản xuất ra chưa được kết nối với thị trường, sức cạnh tranh thấp,…
Phát huy kết quả đạt được, nắm vững khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn, trong thời gian tới Ủy ban Dân tộc sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các Bộ, ngành liên quan và NHCSXH chú trọng rà soát đối tượng thụ hưởng chính sách theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phải được thực hiện kịp thời, đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng để làm cơ sở cho NHCSXH cho vay đúng đối tượng. Người vay phải có phương án sử dụng vốn vay rõ ràng, phải sử dụng vốn vay đúng mục đích để đảm bảo nguồn vốn vay đầu tư vào đất sản xuất hoặc có sản xuất kinh doanh thực sự. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân phát huy nội lực, cùng với nguồn vốn vay của NHCSXH tích cực phát triển sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Chính quyền địa phương các cấp, các ngành cần gắn kết hơn nữa trong việc đầu tư chương trình tín dụng chính sách này vào mô hình SXKD có hiệu quả phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương; cần thực hiện tốt chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao KHKT, trợ giúp hộ nông dân để họ yên tâm sản xuất, tạo sản phẩm hàng hóa.
Cơ quan Dân tộc, NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp tăng cường phối hợp chỉ đạo, kiểm tra giám sát tại các địa phương, kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc để có biện pháp xử lý phù hợp; hướng dẫn hộ đồng bào DTTS sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả.
Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội; phối hợp giữa các hoạt động huấn luyện kỹ thuật, đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ với hoạt động cho vay vốn của NHCSXH, giúp các đối tượng chính sách kịp thời vay vốn, giúp dụng vốn vay đạt hiệu quả hơn.
Phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ trình Quốc hội xem xét quyết định bố trí ngân sách hàng năm; cho phép NHCSXH được huy động trái phiếu dài hạn 10 - 15 năm để đáp ứng nhu cầu cho vay dài hạn đối với đồng bào DTTS. Phối hợp với các địa phương thực hiện lồng ghép vốn tín dụng ưu đãi với các chương trình, chính sách khác, nhất là các chính sách dân tộc nhằm phát huy hiệu quả cao nhất các nguồn lực đầu tư.
Ủy ban Dân tộc, cơ quan công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương, bà con DTTS đánh giá cao và trân trọng những đóng góp xứng đáng của NHCSXH đối với sự nghiệp giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào vùng DTTS và miền núi. Chúng ta tin tưởng rằng trong thời gian tới, tín dụng chính quan và NHCSXH chú trọng rà soát đối tượng thụ hưởng chính sách theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phải được thực hiện kịp thời, đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng để làm cơ sở cho NHCSXH cho vay đúng đối tượng. Người vay phải có phương án sử dụng vốn vay rõ ràng, phải sử dụng vốn vay đúng mục đích để đảm bảo nguồn vốn vay đầu tư vào đất sản xuất hoặc có sản xuất kinh doanh thực sự. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân phát huy nội lực, cùng với nguồn vốn vay của NHCSXH tích cực phát triển sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Chính quyền địa phương các cấp, các ngành cần gắn kết hơn nữa trong việc đầu tư chương trình tín dụng chính sách này vào mô hình SXKD có hiệu quả phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương; cần thực hiện tốt chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao KHKT, trợ giúp hộ nông dân để họ yên tâm sản xuất, tạo sản phẩm hàng hóa.
Cơ quan Dân tộc, NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp tăng cường phối hợp chỉ đạo, kiểm tra giám sát tại các địa phương, kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc để có biện pháp xử lý phù hợp; hướng dẫn hộ đồng bào DTTS sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả.
Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội; phối hợp giữa các hoạt động huấn luyện kỹ thuật, đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ với hoạt động cho vay vốn của NHCSXH, giúp các đối tượng chính sách kịp thời vay vốn, giúp dụng vốn vay đạt hiệu quả hơn.
Phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ trình Quốc hội xem xét quyết định bố trí ngân sách hàng năm; cho phép NHCSXH được huy động trái phiếu dài hạn 10 - 15 năm để đáp ứng nhu cầu cho vay dài hạn đối với đồng bào DTTS. Phối hợp với các địa phương thực hiện lồng ghép vốn tín dụng ưu đãi với các chương trình, chính sách khác, nhất là các chính sách dân tộc nhằm phát huy hiệu quả cao nhất các nguồn lực đầu tư.
Ủy ban Dân tộc, cơ quan công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương, bà con DTTS đánh giá cao và trân trọng những đóng góp xứng đáng của NHCSXH đối với sự nghiệp giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào vùng DTTS và miền núi. Chúng ta tin tưởng rằng trong thời gian tới, tín dụng chính sách xã hội do NHCSXH thực hiện sẽ tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa, đồng hành cùng với cộng động các dân tộc thiểu số Việt Nam; đồng lòng, chung sức thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, đại đoàn kết các dân tộc. Đồng bào các DTTS sẽ phát huy nội lực, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, nỗ lực vượt qua khó khăn, phấn đấu xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Bài và ảnh Trần Quốc Việt
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Sắc Xuân mới trên quê hương Đồng Tháp
- » Khát vọng vùng đất đỏ
- » Nuôi dưỡng khát vọng đổi đời từ “bút sách”
- » Giục từng tấc đất hóa ngọt bùi
- » Xuân no ấm đến với muôn nhà ở Bà Rịa - Vũng Tàu
- » Xuân ấm no đến với hộ nghèo ở Thừa Thiên - Huế
- » Xuân sang ngập tràn sắc hoa, sắc quả ở vùng ven đô
- » Xuân này về nơi cát sỏi cũng nảy mầm no ấm
- » Xuân ấm no trên “vương quốc chè”
- » Xuân về trên quê hương núi Ấn, sông Trà