Phụ nữ nghèo vùng sông nước Nam Bộ với việc phát triển kinh tế
Thông qua hoạt động của 10 Tổ TK&VV do Hội PN xã Định Hóa quản lý, nguồn vốn vay ưu đãi đã đến được với nhiều chị em. Chị Huỳnh Thị Thanh - Chủ tịch Hội PN xã cho biết: “Đến thời điểm này, hội đã tín chấp với ngân hàng giải ngân gần 8 tỷ đồng cho hội viên vay thực hiện các chương trình giảm nghèo, NS&VSMTNT và HSSV”.
Thông qua nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn đã có vốn để sản xuất. Nhiều hộ gia đình như chị Võ Hồng Thu Trang, Huỳnh Thị Liễu ở ấp Hòa Bình, chị Thạch Sen, dân tộc Khmer, chị Trần Thị Lệ ở ấp Xoài Phước đã mạnh dạn vay 30 triệu đồng đầu tư vào nuôi heo theo quy mô công nghiệp, mở lò sản xuất bánh tráng… để thoát nghèo bền vững. Điển hình là chị Lý Thị Vân, dân tộc Hoa ở ấp Hoà Phú trước đây rất nghèo khổ, nhà ở tạm bợ, chồng đau ốm luôn, con cái còn nhỏ, mình chị là lao động chính trong gia đình nhưng lại chỉ có một nghề duy nhất là gặt lúa thuê. Cái nghèo ngỡ tưởng cứ đeo bám quanh chị. Nhưng may mắn sao được Hội PN xã giúp đỡ, chị Vân đã vay 15 triệu đồng vốn ưu đãi để nuôi heo giống và trồng mía tím. 1 năm, rồi 2 năm, mỗi năm 2 vụ sản xuất, bằng nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, lại được xã tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, mô hình kinh tế VAC của chị thu được kết quả đáng mừng, con heo tăng cân, cây mía xanh tốt phủ kín 4 sào đất vườn tạp sau nhà.
Năm 2009, sau khi hoàn trả hết nợ đợt vay đầu tiên, chị Lý Thị Vân đã vay tiếp tiền từ chương trình hộ gia đình SXKDVKK đầu tư mở rộng mô hình VAC, trồng cỏ voi, nuôi bò laisind. Hiện tại, cơ ngơi của gia đình chị có quy mô to nhất, nhì của xã Định Hóa với đàn bò 10 con, chuồng heo giống 100 con và vườn mía rộng 5.000m2.
Nhờ làm mô hình kinh tế VAC giỏi nên đời sống gia đình chị Lý Thị Vân khấm khá hẳn, chồng chị có điều kiện thuốc thang khỏi dần bệnh tật. Con cái cũng được học hành. Đúng là với những nỗ lực của phong trào phụ nữ xã và sự tiếp sức thiết thực của Nhà nước, hiện nay ở vùng sông nước Nam Bộ xa xôi này đã có nhiều hộ gia đình là phụ nữ cùng với chị Vân đạt mức thu nhập cao, ổn định cuộc sống từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Nếu như năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã là 17,5% thì cuối năm 2011 đã giảm còn 6,2%, bình quân tỷ lệ hội viên phụ nữ nghèo giảm mỗi năm 3,4%.
Hữu Hạnh
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Cần nâng cao nhận thức cho cán bộ Đoàn ở cơ sở về tín dụng chính sách
- » Vùng đất khó trồng nấm trúng đậm
- » An Giang: Nỗ lực nâng cao chất lượng tín dụng
- » UBND tỉnh Kon Tum triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011 - 2020
- » CHƯƠNG TRÌNH 167 GIAI ĐOẠN 2: Hộ nghèo được vay bao nhiêu tiền?
- » Hội phụ nữ Vi Hương tự hào vì thành tích giảm nghèo
- » Xóa nghèo bền vững bằng giải pháp tín dụng ưu đãi
- » Con đường nào để thoát nghèo được bền vững
- » Làm theo ông Kàn sẽ hết nghèo
- » Tuy đã thoát nghèo nhưng cuộc sống gia đình anh Nguyễn Văn Thành vẫn bấp bênh do thiếu vốn