UBND tỉnh Kon Tum triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011 - 2020
Dự Hội nghị còn có Lãnh đạo UBMTTQ tỉnh, các hội, đoàn thể, các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố.
Hội nghị đã nghe Lãnh đạo NHCSXH tỉnh Kon Tum trình bày Dự thảo văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về thực hiện Quyết định 852/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh và báo cáo thực trạng chất lượng tín dụng trên địa bàn. Hội nghị đã tập trung thảo luận bàn các giải pháp thực hiện Chiến lược như định hướng đầu tư, các giải pháp quản lý nguồn vốn, giải pháp xử lý nợ xấu nâng cao chất lượng tín dụng, phát huy hiệu quả sử dụng vốn góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới và các vấn đề an sinh xã hội trên địa bàn.
Đồng chí Bùi Đức Lợi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Kon Tum đã yêu cầu: Để thực hiện có hiệu quả Quyết định 852/QĐ-TTg và thực hiện mục tiêu giảm nghèo và an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị, đề nghị các Sở, ngành cần quan tâm xây dựng các chương trình hành động cụ thể phối hợp với NHCSXH các cấp đầu tư nguồn vốn ưu đãi đến đúng đối tượng và sử dụng vốn đúng mục đích theo các mô hình mang lại hiệu quả kinh tế, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách từng bước thoát nghèo bền vững và phát triển kinh tế.
Đề nghị MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến nhân dân nhằm thực hiện tốt các chủ trương chính sách tại cơ sở, đặc biệt là các thôn, làng vùng xâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc sống tập trung.
Đối với cấp uỷ, chính quyền các cấp cần chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động của NHCSXH, giao trách nhiệm cho Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm quản lý nguồn vốn cho vay tại địa phương đảm bảo an toàn và hiệu quả, gắn trách nhiệm của thôn trưởng, Tổ trưởng Tổ dân phố với việc bình xét cho vay, xử lý thu hồi nợ và tham mưu cho UBND xã trong việc quản lý nguồn vốn.
Đối với các khoản nợ xấu đã được NHCSXH phân tích và báo cáo đề nghị chính quyền địa phương, các tổ chức hội tiếp tục vận đông tuyên truyền để thu hồi nợ, đối với các đối tượng chiếm dụng, vay ké, có khả năng trả nợ nhưng không chịu trả nợ đề nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật rà soát lại Hồ sơ đưa ra xử lý trước pháp luật để răn đe và thu hồi vốn không để các đối tượng xấu lợi dụng, chiếm đoạt vốn.
Đối với NHCSXH cần tập trung đào tạo, sắp xếp, bố trí nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài. Tích cực tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền các cấp triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
Tập trung nhân lực thực hiện tốt Đề án củng cố nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn đã được NHCSXH Việt Nam phê duyệt, đảm bảo về thời gian và chất lượng các chỉ tiêu Đề án.
Minh Nguyệt
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » CHƯƠNG TRÌNH 167 GIAI ĐOẠN 2: Hộ nghèo được vay bao nhiêu tiền?
- » Hội phụ nữ Vi Hương tự hào vì thành tích giảm nghèo
- » Xóa nghèo bền vững bằng giải pháp tín dụng ưu đãi
- » Con đường nào để thoát nghèo được bền vững
- » Làm theo ông Kàn sẽ hết nghèo
- » Tuy đã thoát nghèo nhưng cuộc sống gia đình anh Nguyễn Văn Thành vẫn bấp bênh do thiếu vốn
- » Giúp hộ cận nghèo xóa nghèo bền vững
- » Thành công bước đầu khi thực hiện tín dụng HSSV ở Lâm Đồng