An Giang: Nỗ lực nâng cao chất lượng tín dụng
Anh Nguyễn Đức Hùng - Tổ trưởng Tổ TK&VV ấp Bình Thành, xã Bình Thành, huyện Thoại Sơn phấn khởi: “Nhờ đồng vốn vay ưu đãi kịp thời, cuộc sống của 50 hội viên trong ấp được cải thiện rất nhiều. Tôi cũng được vay 20 triệu đồng để đầu tư nuôi bò, kinh doanh cây kiểng. Mỗi tháng tôi thu nhập tròm trèm 5 triệu đồng, đủ trang trải cho gia đình và lo cho 2 con đi học”.
Cũng là thành viên Tổ TK&VV ấp Bình Thành, anh Trần Út Em bộc bạch: “Nhờ 3 triệu đồng vốn vay ưu đãi, tôi mới có tiền mua bình xịt thuốc để đi xịt thuê, mỗi ngày thu nhập cũng được khoảng 200.000 đồng. Nếu không, không biết cuộc sống gia đình tôi giờ ra sao”.
Ông Lê Văn Khuyên cho biết: Toàn chi nhánh tỉnh An Giang hiện có 156 Điểm giao dịch ở 156 xã, phường, thị trấn. Các Điểm hoạt động theo lịch cố định mỗi tháng 1 lần, thực hiện thu lãi theo tháng, đồng thời thực hiện đều giao ban hàng tháng với các hội, đoàn thể cấp xã nhận ủy thác. Tính đến cuối tháng 6/2012, chi nhánh có 3.685 Tổ TK&VV, tăng so với đầu năm 12 tổ; dư nợ ủy thác cho vay qua Hội ND, Hội PN, Hội CCB và Đoàn TN hơn 1.672 tỷ đồng, chiếm 99,1% tổng dư nợ, tăng 62,46 tỷ đồng.
“Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2012 đạt trên 130 tỷ đồng với 10.302 hộ vay. Trong đó cho 2.596 hộ nghèo vay; cho vay đối với học sinh, sinh viên là 1.265 em; hỗ trợ 3.713 hộ xây nhà vệ sinh; 925 hộ nghèo xây nhà ở theo Quyết định 167…” (Nguồn: Chi nhánh tỉnh An Giang) |
Theo ông Khuyên, do đặc thù hộ nghèo vay vốn trên địa bàn An Giang phần lớn không còn đất, chủ yếu đi làm thuê làm mướn theo mùa, thậm chí nhiều trường hợp bỏ đi khỏi địa phương trong một thời gian dài… khiến cho công tác thu hồi nợ gặp nhiều trở ngại. Ngoài ra, thói quen tích lũy đồng vốn của người dân không cao nên 6 tháng đầu năm 2012 nợ quá hạn trên sổ sách tăng 63 tỷ đồng, chủ yếu tăng ở các chương trình cho vay xuất khẩu lao động, hộ nghèo, học sinh, sinh viên, sản xuất kinh doanh vùng khó khăn… Trong đó có 6 đơn vị có nợ quá hạn cao, chiếm 75% tổng nợ quá hạn của chi nhánh.
Theo ông Khuyên, giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của chi nhánh thời gian tới là phối hợp với chính quyền địa phương, hội, đoàn thể cấp xã, Tổ trưởng Tổ TK&VV tập trung giải ngân các chương trình tín dụng theo kế hoạch được giao đến cuối quý III/2012, thực hiện nghiêm việc bình xét cho vay mới. Đồng thời, ngân hàng sẽ phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác cho vay, phấn đấu đến cuối năm 2012 xử lý dứt điểm đối với hộ vay có khả năng trả nợ, kiện toàn củng cố các Tổ TK&VV yếu, kém…
Đức Khánh
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » UBND tỉnh Kon Tum triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011 - 2020
- » CHƯƠNG TRÌNH 167 GIAI ĐOẠN 2: Hộ nghèo được vay bao nhiêu tiền?
- » Hội phụ nữ Vi Hương tự hào vì thành tích giảm nghèo
- » Xóa nghèo bền vững bằng giải pháp tín dụng ưu đãi
- » Con đường nào để thoát nghèo được bền vững
- » Làm theo ông Kàn sẽ hết nghèo
- » Tuy đã thoát nghèo nhưng cuộc sống gia đình anh Nguyễn Văn Thành vẫn bấp bênh do thiếu vốn
- » Giúp hộ cận nghèo xóa nghèo bền vững
- » Thành công bước đầu khi thực hiện tín dụng HSSV ở Lâm Đồng