Phát huy vai trò chuyển tải vốn tín dụng chính sách
Bà Trần Lệ Thu - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn khóm 2, phường 1, thành phố Cà Mau, chia sẻ: Sau gần 6 năm đi vào hoạt động, từ lúc thực hiện việc vay vốn thông qua chương trình tín dụng chính sách là cho hộ nghèo vay với dư nợ là 82 triệu đồng với 9 thành viên, đến nay số hội viên của tổ đã tăng lên 51 người, vay vốn thông qua 5 chương trình tín dụng chính sách là cho vay hộ nghèo, HSSV, giải quyết việc làm, hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định 74 của Thủ tướng Chính phủ.
Đến nay, tổng dư nợ trên 850 triệu đồng, chất lượng tín dụng luôn bảo đảm, tỷ lệ nợ quá hạn bằng 0, trong quá trình hoạt động tổ chưa để phát sinh nợ quá hạn.
Ngoài ra, hàng tháng tổ chức sinh hoạt tổ, thường xuyên tuyên truyền, vận động các tổ viên tham gia gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng.
Đến nay, dư nợ tiết kiệm của tổ trên 18 triệu đồng. Thông qua hoạt động gửi tiền tiết kiệm tại tổ giúp tổ viên biết cách quản lý thu chi hợp lý, có tích luỹ, làm cơ sở cho định hướng thoát nghèo bền vững.
Thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn, hộ nghèo và các đối tượng chính sách dễ dàng tiếp cận nguồn vốn với thủ tục đơn giản: hộ vay sẽ được hướng dẫn thủ tục vay vốn tại tổ mà không phải lên ngân hàng, hàng tháng Tổ trưởng sẽ thu lãi và gửi tiết kiệm cho hộ vay bằng biên lai ngân hàng đã in sẵn, bảo đảm an toàn, chính xác cho người nộp.
Hội viên khi tham gia vào tổ còn được học tập, chuyển giao khoa học kỹ thuật, sản xuất kinh doanh mua bán nhỏ, khuyến nông, khuyến ngư và các dịch vụ cung ứng khác, qua đó giúp hội viên có thêm kiến thức, kinh nghiệm sản xuất áp dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo bà Trần Lệ Thu, để nguồn vốn tín dụng chính sách tiếp tục phát huy hiệu quả, tạo cơ hội cho nhiều lao động, nhất là những thanh niên đã được đào tạo nghề nhưng chưa có việc làm ổn định, NHCSXH tỉnh quan tâm đầu tư vốn nhiều hơn đối với Tổ tiết kiệm và vay vốn quản lý, qua đó tạo điều kiện để ngày càng có nhiều hội viên tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng chính sách, mở rộng sản xuất, tạo việc làm và ổn định cuộc sống.
Bên cạnh đó, các cơ quan, ban ngành cần có chính sách thích hợp hỗ trợ cho vay đối với các hộ mới thoát nghèo để tránh hiện tượng tái nghèo như hiện nay, tăng nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn đã được học nghề nhưng thiếu vốn sản xuất.
Hồng Phượng
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Tạo sức bật cho hộ nghèo thoát nghèo
- » Dê núi Cúc Phương
- » Hội nghị Triển khai công tác Văn phòng ngành Ngân hàng
- » Điển hình nông dân Khmer sử dụng vốn ưu đãi vượt khó thoát nghèo
- » Phú Lộc đổi mới thâm canh
- » Hàng chục nghìn hộ dân tại tỉnh Đồng Tháp thoát nghèo nhờ tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi
- » Kết quả thực hiện chương trình 167 tại Đakrông
- » Phụ nữ Bản Lầu giúp nhau xóa nghèo
- » Đắk Glong đưa vốn ưu đãi đến với dân nghèo
- » Giúp hội viên thoát nghèo từ nguồn vốn ưu đãi