Pác Nặm nỗ lực giảm nghèo
Pác Nặm là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao của tỉnh Bắc Kạn, vì vậy, công tác giảm nghèo bền vững luôn được huyện xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng năm và lâu dài. Được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, thời gian qua, huyện Pác Nặm đã triển khai và thực hiện hỗ trợ giảm nghèo cho người dân trên địa bàn thông qua 11 chương trình cho vay ưu đãi của Chính phủ. Đến nay, tổng dư nợ các chương trình chính sách đạt gần 170 tỷ đồng với hơn 5.100 hộ đang vay.
Nguồn vốn ưu đãi đã kịp thời đáp ứng yêu cầu SXKD của hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Nhiều gia đình người dân tộc Mông, Dao, Sán Chỉ, Tày sinh sống ở các xã vùng sâu, vùng xa đã biết cách sử dụng vốn vay và áp dụng KHKT vào sản xuất đạt hiệu quả, thoát được nghèo, tăng thêm thu nhập.
Tại bản Khuổi Ô, xã Nhạn Môn đã có hàng trăm hộ đồng bào dân tộc nghèo vay vốn đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng rừng, chăm lo việc học hành cho con em. Đó là gia đình ông Dương Văn Chung vay 30 triệu đồng chương trình hộ nghèo để nuôi trâu sinh sản, thu lãi 30 - 40 triệu đồng/năm, thoát được nghèo, trả đủ tiền vay đúng hạn.
Tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang có đủ thiết bị phục vụ sinh hoạt, chị Hoàng Thị Vọng ở thôn Nà Vài, xã Nghiên Loan phấn khởi cho biết, năm 2009, gia đình chị đã mạnh dạn vay hơn 20 triệu đồng để làm hồ sơ đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan. Sau khi về nước trả vốn cho ngân hàng, chị còn dư hơn 100 triệu đồng tiếp tục nuôi lợn và trâu, bò, trừ các chi phí gia đình cũng thu về khoảng 50 triệu đồng mỗi năm.
Theo đánh giá của UBND huyện Pác Nặm thì trong những năm qua, NHCSXH huyện đã triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Các hộ được tiếp cận cơ bản sử dụng đúng mục đích và phát huy được hiệu quả. Đây là một trong những kênh tín dụng giúp sức đắc lực cho huyện về việc giảm nghèo và tạo cơ hội cho người dân có điều kiện phát huy và khai thác những tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế.
Theo Giám đốc NHCSXH huyện Pác Nặm, Vũ Mạnh Hùng có được những kết quả trên, ngoài sự nỗ lực của cán bộ ngân hàng còn có đóng góp không nhỏ của các cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai tốt Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ về các chính sách tín dụng ưu đãi. Đặc biệt, công tác quản lý nguồn vốn vay được quan tâm, chỉ đạo sát sao từ khâu thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn đến việc bình xét cho vay nên nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã được triển khai nhanh chóng, kịp thời, đúng đối tượng. Thời gian tới để tiếp tục giúp người dân tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi, NHCSXH huyện Pác Nặm tiếp tục bám sát định hướng chỉ đạo của cấp trên, xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch tín dụng cho vay sát với tình hình thực tế, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Thanh An
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Vốn về “đánh thức” đồi rừng
- » Tín dụng chính sách ở Vị Xuyên
- » Dự án CHOBA cải thiện điều kiện vệ sinh cho 35.000 hộ dân nông thôn
- » Vay vốn ưu đãi giảm nghèo bền vững ở huyện 30a
- » Khi đồng vốn vay ra hoa, kết trái
- » “Cầu nối” tận tâm ở vùng cao
- » Đồng hành cùng hộ nghèo tại Chiêm Hóa
- » Hiệu quả giảm nghèo từ nguồn vốn vay ưu đãi
- » Tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng tạo sinh kế và giảm nghèo bền vững
- » Tín dụng ưu đãi nơi Thủ đô gió ngàn