Nông dân Nghĩa Hưng vay vốn phát triển kinh tế
Đến nay, gia đình anh có trên 1 mẫu trồng cà chua, đinh lăng, dưa chuột, dưa lê và 2 sào ao nuôi cá trắm, chép, xuất bán mỗi năm 1,7 tấn cá. Anh còn quay đăng trên diện tích mặt nước, tận dụng nguồn rau củ quả sẵn có, mỗi năm nuôi khoảng 3.000 ốc bươu bố mẹ, bán ra thị trường 70 triệu đồng ốc giống/năm.
Còn tại xóm 8, gia đình anh Bùi Xuân Hinh nhờ vốn vay từ NHCSXH đã đầu tư xây dựng nhà xưởng rộng 1.500m2, mua 4 lò sấy thóc, hệ thống máy xát gạo hiện đại, thu mua thóc từ các tỉnh, huyện lân cận, trung bình mỗi năm sấy khoảng 2.000 tấn thóc. Không chỉ góp phần đảm bảo chất lượng, nâng cao giá trị sau thu hoạch của bà con nông dân, cơ sở của anh còn tạo việc làm cho 15 - 20 lao động với thu nhập ổn định từ 7 - 8 triệu đồng/người/tháng và công việc thường xuyên cho những người làm nghề vận tải.
Anh Hinh hiện là Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” của xã, luôn gắn kết các thành viên cùng nhau chia sẻ kiến thức KHKT, kinh nghiệm phát triển kinh tế để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Hội Nông dân huyện Nghĩa Hưng có 39.712 hội viên, ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, kinh doanh dịch vụ. Ngoài ra còn có một số ngành nghề mới và nghề truyền thống như nón lá, dệt chiếu, đan cói xuất khẩu, trồng nấm, trồng hoa cây cảnh. Thời gian qua, xác định công tác phối hợp với NHCSXH để chuyển tải đưa nguồn vốn đến với hội viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hội, Ban chấp hành Hội Nông dân huyện đã đưa nội dung này vào chương trình trọng tâm toàn khóa và chương trình công tác hội hàng năm.
Hàng năm, Hội Nông dân huyện và NHCSXH huyện xây dựng chương trình phối hợp, chỉ đạo Hội Nông dân các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; thực hiện các công việc ủy thác đã ký, tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên nông dân tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi.
Đến nay, các cấp hội đã nhận ủy thác của NHCSXH để cho 2.828 hộ hội viên vay vốn theo các chương trình hỗ trợ với lãi suất thấp qua 92 Tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng dư nợ gần 103 tỷ đồng. Để quản lý tốt nguồn vốn ủy thác, Hội Nông dân huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn làm tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn; bám sát kế hoạch cho vay và thu hồi nợ, nắm bắt, xử lý kịp thời các trường hợp nợ xấu, nợ quá hạn, các trường hợp bình xét cho vay chưa đúng đối tượng, thu lệ phí sai quy định.
Do làm tốt công tác kiểm tra nên những năm qua, trên địa bàn huyện không xảy ra các sai phạm trong thực hiện chương trình ủy thác vay vốn của NHCSXH. Nguồn vốn chính sách được chuyển tải kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng. Ngoài ra, các cấp Hội còn hỗ trợ vật tư nông nghiệp và mở lớp tập huấn kiến thức KHKT để hội viên có thêm kinh nghiệm áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Nhờ đó, hội viên nông dân đã mạnh dạn đưa các giống cây, con mới năng suất chất lượng cao vào sản xuất; tham gia tích cực vào công tác phát triển kinh tế hộ gia đình, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và giảm nghèo trên địa bàn huyện, xây dựng được nhiều mô hình sản xuất hiệu quả.
Tiêu biểu như: Mô hình nuôi cá bống bớp của hội viên Trần Văn Biên; trang trại nuôi ếch, ốc bươu của hội viên Nguyễn Văn Hướng tại thị trấn Rạng Đông được vay vốn hộ cận nghèo; mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của hội viên Nguyễn Văn Tiễu đã thoát nghèo tại xã Nghĩa Tân và nhiều hộ nông dân khác đã vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng từ nguồn vốn vay ủy thác qua hội.
Từ việc tăng cường phối hợp với NHCSXH, hỗ trợ nguồn vốn vay cho hội viên, các cấp Hội Nông dân trong huyện đã góp phần giúp hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo và làm giàu bền vững. Đến nay, toàn huyện có trên 13 nghìn hộ SXKD giỏi các cấp; thu nhập bình quân đầu người đạt 47,5 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,74%… Tỷ lệ tập hợp hội viên vào tổ chức hội ngày càng cao, hội viên thêm gắn bó với tổ chức hội, góp phần xây dựng tổ chức hội trong sạch, vững mạnh.
Bài và ảnh Lam Hồng
Các tin bài khác
- » Hiệu quả tín dụng chính sách trong giảm nghèo bền vững
- » Tín dụng chính sách hỗ trợ cơ sở chế biến thủy hải sản “vượt” dịch Covid-19
- » Nỗ lực vì mục tiêu giảm nghèo bền vững
- » Gieo mầm no ấm trên cao nguyên đá
- » Sát cánh cùng người dân vượt khó bởi dịch Covid-19
- » Ngân hàng Nhà nước phục vụ ai?
- » Về nơi in dấu chân Người
- » Tháng Năm và đạo lý dân tộc “ăn quả nhớ người trồng cây”
- » Khánh thành Đền Chung Sơn, đền thờ gia tiên Bác Hồ
- » Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Ngân hàng Việt Nam