NHCSXH - “David Beckham” trên thị trường Tài chính vi mô Việt Nam
Theo Báo cáo đánh giá của ADB, NHCSXH có thế mạnh là mức tiếp cận sâu rộng, hiện diện ở tất cả các xã, phường, thị trấn vùng nông thôn, miền núi với 7 triệu khách hàng vay vi mô, chiếm 71% thị phần khách hàng, dư nợ cho vay người nghèo và đối tượng chính sách tính đến hết năm 2015 đạt trên 7 tỷ USD, chiếm 77% thị phần về cho vay. Bên cạnh đó, NHCSXH đã duy trì mức độ hỗ trợ cao từ Chính phủ đối với các đối tượng thụ hưởng với sự hỗ trợ về trợ cấp đang giảm dần. Chính vì vậy, NHCSXH đã có những đóng góp to lớn; là TCTD đóng vai trò như là “cầu thủ trụ cột” trong lĩnh vực phổ cập tài chính cho người nghèo trong những năm tháng vàng son, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo từ 28,9% (5,18 triệu hộ) đầu năm 2003 xuống còn 4,5% (dưới 1 triệu hộ) vào cuối năm 2015.
NHCSXH đã duy trì được mạng lưới an sinh xã hội rộng khắp với các chương trình tín dụng được thiết kế để khuyến khích những người nghèo thoát nghèo và giúp họ có sự hiểu biết về tài chính rộng rãi hơn. Tăng cường tài chính toàn diện sâu rộng hơn với sự phụ thuộc ít hơn vào Chính phủ thông qua các liên kết đôi bên cùng có lợi.
Ông Mariano Cordero - Trưởng nhóm tư vấn ADB cho rằng trong thời gian tới với tầm vóc phục vụ 7 triệu hộ dân, hiện diện ở mọi xã, cùng hệ thống Corebanking hiện đại, NHCSXH hoàn toàn có thể phát triển và triển khai thành công hệ thống thanh toán trong cộng đồng dân cư. Đơn cử, như việc NHCSXH đã thực hiện nhận tiền gửi tiết kiệm, thu lãi, chuyển khoản trả tiền vay từ tài khoản tiết kiệm, NHCSXH có thể hỗ trợ người dân về thanh toán các dịch vụ thiết yếu như trả tiền điện, điện thoại, chuyển tiền của những người lao động xa quê về cho gia đình. Bên cạnh đó, ông Mariano Cordero cũng khuyến nghị các NHTM nên chú trọng cùng tham gia vào lĩnh vực tài chính vi mô trong phạm vi có thể để thể hiện trách nhiệm cao của doanh nghiệp đối với cộng đồng.
Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Kim Oanh - Phó Giám đốc Ban Khách hàng bán lẻ - BIDV chia sẻ về những băn khoăn chưa biết các NHTM sẽ tham gia vào lĩnh vực tài chính vi mô này như thế nào cho phù hợp với khả năng và chiến lược kinh doanh của mình.
Còn theo ông Lê Trung Kiên - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng - NHNN, qua nghiên cứu kinh nghiệm tại các nước các NHTM có thể tham gia tích cực vào lĩnh vực tài chính vi mô một cách gián tiếp thông qua việc mua trái phiếu do NHCSXH phát hành/hoặc tham gia 2% tiền gửi vào NHCSXH như quy định hiện hành/hoặc xem xét việc chuyển một phần số tiền ủng hộ hoạt động từ thiện ủy thác qua NHCSXH để bổ sung vào nguồn vốn cho vay tại các vùng đặc biệt khó khăn,…
PV
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Góp phần tô thắm cuộc sống đồng bào dân tộc
- » “Cánh tay” nối dài đưa vốn đến người nghèo
- » Tạo chuyển biến tích cực cho vùng Tây Bắc
- » “Cần câu vàng” cho đồng bào nơi biên ải
- » Ước mơ làm giàu từ đồng vốn nhỏ
- » Hết thấp thỏm lo âu khi mùa mưa lũ đến
- » Hơn 3,3 triệu lượt HSSV nghèo được vay vốn học tập
- » Làm giàu từ món vay nhỏ
- » Tín dụng chính sách nâng cao chất lượng cuộc sống
- » Mang vốn chính sách đến với bản làng