“Cánh tay” nối dài đưa vốn đến người nghèo
Tại tỉnh Hậu Giang hiện có 2.300 Tổ tiết kiệm và vay vốn, với gần 98.800 hộ vay vốn tại 76 xã, phường, thị trấn. |
Bà Phạm Thị Nữ - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn ấp 9A2, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy chia sẻ: “Tôi được bầu làm Tổ trưởng từ tháng 8/2013 đến nay. Lúc đó có 39 tổ viên, trong đó một nửa là hộ nghèo. Làm thế nào để giúp các tổ viên thoát nghèo bền vững luôn thôi thúc tôi phải trăn trở, nghĩ suy. Trước thực trạng đó, với sự hỗ trợ tích cực từ nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ, thông qua các buổi sinh hoạt tổ, tôi đã lựa chọn những mô hình làm ăn hiệu quả để chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu cho các hộ vay khác học tập làm theo”.
Không những vậy, bà Nữ còn thường xuyên đến từng hộ vay động viên, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ họ trong SXKD, chăn nuôi . Để hộ vay trong tổ có thêm nguồn vốn làm ăn, mua sắm vật dụng phục vụ quá trình canh tác, sinh hoạt trong gia đình, tổ còn thành lập nhóm phụ nữ tiết kiệm, mỗi tháng một tổ viên được mượn vốn tương trợ từ 1 - 4 triệu đồng. Nhờ đó đã giúp cho không ít hộ thoát nghèo.
Tổ tiết kiệm và vay vốn ấp 9B hiện đang quản lý hơn 1 tỷ đồng, hàng tháng có 100% thành viên tham gia gửi tiền tiết kiệm. Bà Đặng Thị Hiền - Tổ trưởng cho biết: “Để có được kết quả trên, chúng tôi thường xuyên vận động tổ viên tham gia các lớp đào tạo nghề, tập huấn về kỹ thuật trong chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp”.
Tổ tiết kiệm và vay vốn ấp 9B còn chọn những mô hình điển hình làm ăn hiệu quả để định hướng cho các tổ viên khác làm theo, nhất là nguồn vốn vay phải sử dụng đúng mục đích, hàng tháng Tổ trưởng còn trực tiếp đi kiểm tra hộ vay”.
Nhờ có những Tổ trưởng năng động trong công việc như bà Nữ, bà Hiền không những chỉ giúp cho công tác quản lý tốt nguồn vốn ưu đãi mà còn tạo động lực cho các tổ viên khác thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
Bà Nguyễn Thị Út ở ấp 9B, xã Vị Bình chia sẻ: “Cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, các Tổ trưởng đã tạo động lực rất lớn cho chúng tôi trong quá trình phát triển SXKD”.
Chủ tịch UBND xã Thuận Hòa, Trịnh Minh Cảnh cho rằng: “Các Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý nguồn vốn ủy thác, giúp cho địa phương hoàn thành chỉ tiêu thoát nghèo theo kế hoạch. Đơn cử như năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của xã đã giảm tới 4%. Trong năm 2016, địa phương sẽ phối hợp chặt chẽ với NHCSXH và hội, đoàn thể tiếp tục tạo điều kiện cho người nghèo vay vốn, phát triển sản xuất, chăn nuôi, và phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo khoảng 3%”.
Bài và ảnh Thành Xoàn
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Tạo chuyển biến tích cực cho vùng Tây Bắc
- » “Cần câu vàng” cho đồng bào nơi biên ải
- » Ước mơ làm giàu từ đồng vốn nhỏ
- » Hết thấp thỏm lo âu khi mùa mưa lũ đến
- » Hơn 3,3 triệu lượt HSSV nghèo được vay vốn học tập
- » Làm giàu từ món vay nhỏ
- » Tín dụng chính sách nâng cao chất lượng cuộc sống
- » Mang vốn chính sách đến với bản làng
- » Làm lại cuộc đời từ đồng vốn nhỏ
- » Phụ nữ Nghĩa Lộ năng động thoát nghèo